Ngày xưa, các cụ có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Và trong thực tế ngày xưa thì việc kết hôn và lấy ai là quyền của cha mẹ, con cái không được phép cãi lại, cha mẹ chọn ai thì mình sẽ phải lấy người đó. Quan hệ hôn nhân ngày xưa chủ yếu không dựa trên nền tảng tình yêu mà dựa trên nền tảng chữ hiếu. Thế nhưng những cuộc hôn nhân đó lại bền lâu và rất ít trường hợp ly hôn.
Ngày nay, cuộc sống đã khác, phong tục và nhận thức của con người cũng khác, cha mẹ tôn trọng ý kiến của con và con cái yêu ai thì cha mẹ sẽ thuận tình làm theo hoặc có ngăn cấm thì cũng không gay gắt như ngày xưa. Các cuộc hôn nhân chủ yếu dựa trên nền tảng tình yêu.
Nhưng lại có một nghịch lý rằng? Cưới nhau vì yêu lại dễ dàng ly hôn hơn và ngày càng có nhiều vụ ly hôn hơn. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất, do chưa tìm hiểu kĩ, chưa hiểu hết con người của nhau, lấy về rồi thì mới thấy có nhiều điểm không hợp, vậy là chia tay.
Thứ hai, tình yêu chóng vánh. Yêu nhiều khi mới chỉ 01 hoặc 02 tháng đã tiến tới hôn nhân, rồi sau đó lại chán và ly hôn. Vì sự quyết định vội vàng mà lấy nhau.
Thứ ba, do cái tôi của mỗi người quá lớn. Ngày xưa, con gái lấy chồng là phải theo chồng, chồng nói gì thì phải nghe, nhưng ngày nay bình đẳng như nhau, mỗi người một ý. Không nhường nhịn được nhau thì lại chia tay. Chưa chín chắn trong suy nghĩ và hành động.
Thứ tư, do có sự khác biệt trong cách sống và cách nuôi dạy con cái. Mâu thuẫn ngày càng nhiều và rồi chia tay.
Không biết còn lý do gì nữa không nhỉ? Bạn nào biết thì chia sẻ thêm nhé, để cho giới trẻ biết, hiểu và tránh. Vì suy cho cùng, ly hôn thì chỉ có con cái là người chịu thiệt thòi, còn bản thân mỗi người còn lại cũng chỉ đau khổ một thời gian là cùng, nỗi đau thì chỉ có con cái là hứng chịu.
Pháp luật có quy định về ly hôn nhưng pháp luật không bao giờ khuyến khích việc ly hôn.