Tình tiết tăng nặng / Bài dự thi của Phomama2010

Chủ đề   RSS   
  • #73092 13/12/2010

    s2shin_huyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình tiết tăng nặng / Bài dự thi của Phomama2010

    Do ghen tuông nên A đã cố ý gây thương tích cho vợ với tỉ lệ thương tật là 31%, trước đó vợ của A có nói dối chồng là mình đang mang thai để A suy nghi lại và A co tin là vợ minh đang mang thai nhung lại nghĩ là thai của người khác nên vẫn ra tay đánh vợ (trên thực tế thì vợ của A không mang thai).

    Như thế trường hợp phạm tội của A có bị áp dụng tình tiết tăng năng là phạm tội đối với phụ nữ có thai hay không?

    Nếu vẫn tình huống trên nhưng với tội giết người thì sao?
     
    7095 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #73123   13/12/2010

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    A đã cố ý gây thương tích cho vợ mình là 31% thì A đã phạm vào tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác được quy định tại #0070c0;">điều 104 BLHS#0070c0;">.

    Thế nhưng với tình tiết A  biết vợ mình có thai mà vẫn thực hiện hành vi có được xem là tình tiết tăng nặng là phạm tội với phụ nữ có thai hay không ?

    Theo nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Số 01/2006/NQ-HĐTP thì tại mục 2.1 quy định:

    Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già" đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị  cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em, phụ nữ có thai, người già.

    Mà đối với trường hợp trên sự thật là vợ A không có thai, do vậy không thể áp dụng tình tiết A biết vợ mình có thai làm tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp này A phạm tội thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS.

    Còn đối với tình huống trên đối với tội Giết người thì A lại bị áp dụng tình tiết tăng nặng là giết phụ nữ mà biết là có thai. Do vậy A phạm tội Giết người được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93 BLHS.

     

    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 13/12/2010 05:33:07 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #73349   14/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    phomama2010 viết:


    Theo nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
    Số: 01/2006/NQ-HĐTP thì tại mục 2.1 quy đinh định:

    Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già" đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị  cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em, phụ nữ có thai, người già.


    Mà đối với trường hợp trên sự thật là vợ A không có thai, do vậy không thể áp dụng tình tiết A biết vợ mình có thai làm tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp này A phạm tội thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS.

    Điểm 2.1 của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP mà bạn trích dẫn không thể là căn cứ để khẳng định việc không áp dụng tình tiết tăng nặng trong trường hợp này được, mà phải áp dụng điểm 2.3: "Phụ nữ có thai" được xác định bằng cách chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như:...".

    Điểm 2.1 kia chỉ là căn cứ để xác định đối với loại lỗi nào thì áp dụng tình tiết tăng nặng này thôi bạn ạ: "Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già" đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý..."

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #73140   13/12/2010

    s2shin_huyen
    s2shin_huyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    t dong y voi y kien trong truong hop doi voi toi co y gay thuong tich thi khong duoc ap dung tinh tiet dinh khung tang nang pham toi doi voi phu nu co thai vi chi vo khong tco thai that. Nhung trong truong hop doi voi toi giet nguoi thi theo t nghi thi cung khong duoc ap  dung vi tuy da thao man ve mat chu quan la anh A biet mac du biet chi vo co thai nhung van thuc hien toi pham nhung mot trong nhung dieu kien de ap dung tinhtiet nay la nguoi phu nu phai mang thai. Nhung trong truong hop nay chi vo khong mang thai nen khong the ap dung tinh tiet tang nang cho ca hai truong hop pham toi duoc

    #c00000;">Trời ơiii bài viết không dấu nằm ở chuyên mục này chẳng lẻ lại làm đao phủ chỉ cần "chặt chém" là xong nhưng ai lỡ làm, tui ngồi dịch lại chẳng biết có đúng không nữa. Bạn chú ý lần sau khi tham gia viết bài phải sử dụng Tiếng Việt, có dấu bạn nhé

    Tôi đồng ý với ý kiến trong trường hợp đối với tội cố ý gây thương tích thì không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng phạm tội đối với phụ nữ có thai vì chị vợ không có thai thật.


    Nhưng trong trường hợp đối với tội giết người thì theo tôi nghĩ thì cũng không được áp dụng vì tuy đã thoả mãn về mặt chủ quan là anh A biết mặc dù chị vợ có thai nhưng vẫn thực hiện tội phạm nhưng một trong những điều không thể áp dụng tình tiết tăng nặng cho cả hai trường hợp phạm tội được
    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 14/12/2010 12:05:19 AM Thêm dấu
     
    Báo quản trị |  
  • #74225   20/12/2010

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Boyluat viết:

    Điểm 2.1 của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP mà bạn trích dẫn không thể là căn cứ để khẳng định việc không áp dụng tình tiết tăng nặng trong trường hợp này được, mà phải áp dụng điểm 2.3: "Phụ nữ có thai" được xác định bằng cách chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như:...".


    boyluat cho rằng phải áp dụng điểm 2.3 theo tôi điều đó chưa thuyết phục bởi vì:

    điểm 2.3. "Phụ nữ có thai" được xác định bằng cách chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai.

    Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nữ đó đang mang thai hay không hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định.

    Điểm 2.3 nói lên cách xác định người phụ nữ có thai hay không có thai. Còn khi xác định được người phụ nữ có thai hay không có thai rồi thì mới đem làm căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm 2.1

    Như vậy tóm lại là khoản 2.3 nói lên cách xác định người phụ nữ có thai thông qua chứng cứ chưng minh. Còn chứng cứ đó có thể là lời khai bị cáo hoặc người làm chứng ... hoặc thông qua kết luận giám định.

    Mà: " chứng cứ là những gì có thật ..... "( được quy định tại điều 64 BLTTHS). Nếu không phải có thật thì điều đó không phải là chứng cứ nữa. Nếu như lời khai của bị cáo, người làm chứng... nói rằng là người phụ nữ có thai nhưng trên thực tế người phụ nữ không có thai thì những lời khai đó còn là chứng cứ nữa không ?

    Trong trường hợp này người phụ nữ không có thai là một sự thật thì chúng ta có cần phải sử dụng chứng cứ để xác định người phụ nữ có thai hay không có thai nữa  không?

    Chúng ta cần phải phân biệt rằng lời khai của bị cáo, người làm chứng nói rằng người phụ nữ có thai với chứng cứ là lời khai của bị cáo , người làm chứng chưng minh người phụ nữ có thai hoàn toàn khác nhau. Những lời khai đó phải được xác định là đúng sự thật mới làm chứng cứ chứng minh được bạn à.

    Như vậy theo đề cho thì lời khai của anh A nói rằng anh A biết vợ mình có thai. Thế nhưng thực tế vợ anh A không có thai do đó sự nhận biết của anh A hay nói cách khác là lời khai của anh A là sai sự thật.

    Do vậy lời khai của anh A không trở thành chứng cứ để chứng minh là vợ mình là có thai. Và sự thật là vợ anh A không có thai. Đây chính là căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm 2.1.

    Chính vì thế tôi vẫn giữ quan điểm của mình như đã phân tích lúc đầu.

    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/12/2010 10:41:34 AM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #74253   20/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào phomama2010. Mình không phủ định quan điểm của bạn. Mình chỉ cho bạn thấy quy định bạn dùng để làm căn cứ không chính xác mà thôi.

    Lập luận của bạn rằng: "Thế nhưng với tình tiết A  biết vợ mình có thai mà vẫn thực hiện hành vi có được xem là tình tiết tăng nặng là phạm tội với phụ nữ có thai hay không ?"

    Và để khẳng định cho quan điểm: "sự thật là vợ A không có thai, do vậy không thể áp dụng tình tiết A biết vợ mình có thai làm tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với phụ nữ có thai."

    Và căn cứ để chứng minh cho lập luận này là: "Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già" đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị  cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em, phụ nữ có thai, người già."

    Do đó mình khẳng định căn cứ bạn trích dẫn là sai, và căn cứ để chứng minh cho lập luận của bạn phải là ở điểm 2.3: "Phụ nữ có thai" được xác định bằng cách chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai. Vợ A không mang thai nên đương nhiên không phải là "phụ nữ có thai". Do đó mới có thể khẳng định đây không phải là tình tiết tăng nặng.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #74302   20/12/2010

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chào boyluat

    Mình nghĩ bạn đang nhầm lẫn căn cứ xác định tình tiết tăng nặng và căn cứ để xác định người phụ nữ có thai.

    Căn cứ để xác định tình tiết tăng nặng là người phụ nữ phải có thai không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội

    Căn cứ để xác định người phụ nữ có thai là dựa vào chứng cứ chứng minh phụ nữ có thai giống như điểm 2.3

    Trong trường hợp này đề cho là phụ nữ không có thai vì vậy chúng ta không cần phải tìm căn cứ để chứng minh là phụ nữ có thai hay không có thai nữa. vì vậy mà chúng ta áp dụng theo điểm  2.1 luôn.

    Mình xin nói thêm rằng:  nếu bạn cho rằng điểm 2.3 là căn cứ mà điểm 2.1 không phải là căn cứ thì bạn thử không sử dụng điểm 2.1 liệu bạn có áp dụng được tình tiết tăng nặng khi người phụ nữ có thai thật không.

    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/12/2010 02:45:31 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #74318   20/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hic hic, đây là comment cuối của mình nếu bạn vẫn chưa hiểu ra.

    Muốn áo dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội với phụ nữ có thai, thì điều kiện cần phải là người bị hại là đối tượng đang có thai.

    Điều kiện đủ là phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị  cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là trẻ em, phụ nữ có thai, người già. Chỉ khi điều kiện cần thỏa mãn, thì ta mới xét đến điều kiện đủ.

    Trong trường hợp này, dễ thấy điều kiện đủ chưa thỏa mãn vì chị này không phải là phụ nữ có thai (chứng minh bằng điểm 2.3) nên đương nhiên là A không phạm tội với tình tiết tăng nặng này. Không hiểu bạn căn cứ vào dữ kiện nào mà áp dụng điểm 2.1 khi chưa có điều kiện đủ.

    Lưu ý với bạn là đề cho các dữ kiện, nhưng để xem xét xem A phạm tội gì, ta phải có những căn cứ pháp luật để có thể sử dụng các dữ kiện đó một cách có hiệu quả và khoa học nhất.

    Mình xin nói thêm rằng: Đối với từng trường hợp cụ thể, có các cách vận dụng luật khác nhau, không nhất thiết phải áp dụng tất cả các điều và điểm như bạn.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #74329   20/12/2010

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào boyluat

    Xin lỗi mình vẫn không hiểu bạn đang nói gì nữa. Bạn đang làm vấn đề trở nên  phức tạp đó. Mình nói ngắn gọn cho bạn hiều rằng:

    Điểm 2.3 giúp chúng ta trả lời câu hỏi nào? đó là câu hỏi người phụ nữ đó có thai hay không có thai.

    Còn điểm 2.1 giúp chúng ta trả lời câu hỏi nào ? đó là câu hỏi khi nào thì áp dụng tình tiết tăng nặng.

    Như vậy điểm 2.1 là căn cứ hay điểm 2.3 là căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng?

    Tuy nhiên để áp dụng được điểm 2.1 thì chúng ta phải xác định được là người phụ nữ có thai hay không có thai. Thế nhưng đề ra là phụ nữ không có thai thì chúng ta có cần phải áp dụng điểm 2.3 để xác định người phụ nữ là có thai nữa hay không?

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #74356   20/12/2010

    nguyenlong505
    nguyenlong505

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 890
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 13 lần


     mình chỉ trả lời ngắn gon thế này thôi nha!

    tại khoản 2 điều 104 LHS quy định 

    Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    đồng thời A cũng bị áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm d khoản 1 điều 104 #5c7996;">LHS
    .

    dù là vợ của A không có thai nhưng trong khi đó A vẫn cho rằng vợ mình co thai mà vẫn cố ý phạm tội.

    nếu với tội giết người thì áp dụng khoản 1 điều 93 #5c7996;">LHS
    đối với A.

    những lối đi vĩ đại luôn được khởi đầu bằng những bước đi nhỏ...!

     
    Báo quản trị |  
  • #74357   20/12/2010

    nguyenlong505
    nguyenlong505

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 890
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 13 lần


    boyluat- nói vậy tớ củng không đồng ý. vì trong giả thuyết đưa ra là A hoàn toàn tin là vợ mình có thai nhưng cho răng cái thai đó không phải cua A.

    những lối đi vĩ đại luôn được khởi đầu bằng những bước đi nhỏ...!

     
    Báo quản trị |