Thứ nhất là đảm bảo quy tắc dân sự phổ biến, chính là sự thỏa thuận của các bên không phải là tổ chức tín dụng.
Tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, bản chất là dân sự thỏa thuận, Pháp luật quy định hợp đồng dân sự có thể văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì hợp đồng mới phải tuân theo quy định đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc hợp đồng vay tài sản bắt buộc phải công chứng.
Thứ hai, Nếu hợp đồng mượn tiền hoặc hàng hóa có chữ ký và con dấu của cả 2 bên tổ chức thì cũng không cần công chứng, chứng thực.
Bản thân việc thành lập doanh nghiệp, công ty gọi chung là tổ chức như bạn đề cập khi mượng hàng hóa có chữ ký và con dấu thì không cần công chứng, chứng thực. Vẫn là quan hệ dân sự bình thường, nhưng độ xác tín cao hơn so với cá nhân vay mượn bằng hình thức khác.
Bản thân khi các tổ chức được hình thành thì nhà nước cớ quan có thẩm quyền đã cấp phép hoạt động và quyền hoạt động kinh doanh của mình, thì chính chữ ký con dấu đó như một sự xác nhận giữa các giao dịch rồi, nếu có phát sinh tranh chấp xảy ra thì dựa vào con dấu, chữ ký của công ty mình có thê khởi kiện nhanh chóng. Bao gồm địa chỉ của tổ chức, người đứng đầu của tổ chức.