Tính nghiêm minh của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #10092 04/12/2009

    xuanho

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính nghiêm minh của pháp luật

    Hôm nay đọc bài "Tính nghiêm minh của pháp luật" của GS Tương Lai, có một ước vọng được trích mà tôi nghĩ những người đang gắn cuộc đời mình với pháp luật đều trăn trở. Đó là : "Có cách gì làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh"?

    Quả là một câu hỏi lớn phải không? Hãy nghì về điều này và chia sẻ quan điểm của mình nhé!
    Cập nhật bởi xmen_8711 vào lúc 01/12/2009 20:43:13
     
    10076 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #10093   04/12/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    CÁCH LÀM TĂNG TRI THỨC CHO NGƯỜI CẦM QUYỀN , ĐỂ NGƯỜI THỪA HÀNH THÊM HỨNG THÚ KHI TUÂN LỆNH

    1.Phải thay thế ngay " cơ chế cũ lạc hậu như hiện nay " bằng một " cơ chế mới mang tính hội nhập quốc tế ", ví dụ như: 

    -Hình thành cơ chế Thi tuyển các chức danh vào vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước ( từ cấp phường - xã đến trung ương ) một cách minh bạch công khai và công bằng trong toàn xã hội, bỏ ngay các tư duy không thành văn bản như : xét lý lịch để phân định thành phần giai cấp trong xã hội và phân biệt đối xử; phải là đảng viên đảng CSVN hoặc ưu tiên cho con - cháu của các vị lãnh đạo; lâu năm lên lão làng.


    -Hình thành cơ chế kiểm tra bằng cấp học vị trước khi tham gia thi tuyển các chức danh lãnh đạo : việc kiểm tra phải mang tính khách quan toàn diện ( phải tìm cho ra những kẻ : bằng thật nhưng học giả ; kẻ mua bằng thật; bằng cấp giả ).

    -Hình thành cơ chế kiểm tra tài sản trước khi tham gia thi tuyển các chức danh lãnh đạo : việc kiểm tra phải mang tính chính xác và trong phạm vi tứ thân phụ mẫu, vợ ( chồng ) và các con.

    Cơ chế của một nhà nước mang tính quyết định sự phát triển của xã hội ( nếu cơ chế phù hợp với sự phát triển của thế giới thì đất nước đó sẽ tiến bộ phát triển, còn ngược lại thì đồng nghĩa với sự suy tàn trong tương lai gần )

    Khi người cầm quyền thoả mãn và vượt qua được 03 cơ chế trên, thì thủ trưởng đó có thực tài và tự nhiên cấp thừa hành sẽ kính nể tài năng của thượng cấp và tạo thêm niền tin, hứng thú trong công việc được giao.

     Tài năng và đạo đức phải đi đôi với nhau,tiêu chuẩn đạo đức khi tuyển dụng ban đầu chỉ là điểm xuất phát. Do đó, nó có thể bị thay đổi khi con người đó có chức có quyền hoặc bị môi trường đồng nghiệp ( hoặc xã hội ) xung quanh sẽ tác động. Đạo đức của người cầm quyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý - đạo đức của người thừa hành " nhìn tướng thì biết quân , nhìn quân thì biết tướng". Cho nên nếu người cầm quyền có đạo đức tốt, có lòng tự trọng và biết thương yêu chia xẻ với thuộc hạ thì người thừa hành sẽ vui vẻ sẵn sàng đem hết tâm huyết ra phục vụ mệnh lệnh của thượng cấp.

    Khi người cầm quyền có tài có đức thì làm việc gì cũng dễ dàng thành công và mọi người tâm phục khẩu phục.

    Nhưng tri thức của con người "luôn động " và sẽ phát triển không ngừng trong xã hội. Do đó, người cầm quyền không được tự mãn về tài năng của mình đang có, mà phải tự nghiên cứu học thêm để mở mang những tri thức mới trong xã hội loài người.

    Người cầm quyền phải có lòng tự trọng và phải học văn hoá " xin từ chức " khi : cấp thuộc hạ vi phạm pháp luật ; khi cảm thấy tài năng của chính mình không bằng người khác; khi sức khoẻ của mình không thể đáp ứng được công việc " Học tấm gương của các Thủ tướng các nước như Nhật Bản ; Hàn Quốc khi thuộc hạ của họ vi phạm pháp luật thì lập tức họ nộp đơn xin từ chức ".

    Việt Nam chúng ta hiện nay còn rất nhiều người cầm quyền, thiếu lòng tự trọng và văn hoá từ chức  " tham quyền cố vị " do ảnh hưởng phong tục tập quán " một người làm quan cả họ được nhờ "

    Các bạn thấy thế nào ?, bổ sung thêm suy nghĩ của mình nhé, cám ơn.

     
    Báo quản trị |