Chào bạn!
Mục 1 Phàn III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI CHÍNH hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản quy định:
"Để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án, hạn chế việc bên phải thi hành án cố tình dây dưa, không tự nguyện thi hành án, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án, khoản tiền phải nộp để đưa vào ngân sách Nhà nước (tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, tiền phạt), toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 phần 1 Thông tư này về các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng. Khi tính lãi chỉ tính lãi số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền lãi chưa trả trong quá trình thi hành án.
Từ nay trở đi, toà án không tự ấn định trong bản án, quyết định thời điểm hoặc thời hạn bên có nghĩa vụ thi hành, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ví dụ: Theo vụ kiện ở ví dụ được nêu ở điểm b khoản 1 phần này, toà án buộc anh A phải trả cho chị B tổng số tiền là 2.324.000 đồng (2.000.000 đồng tiền vay + 324.000 đồng tiền lãi = 2.324.000 đồng). Trong bản án, quyết định của toà án phải tuyên bố rõ: kể từ ngày chị B có đơn yêu cầu thi hành án, nêu anh A không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng anh A còn phải trả cho chị B số tiền lai theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án".
Trong trường hợp bạn nêu, khoản tiền mà Công ty A phải trả cho Công ty B là khoản tiền phải tra cho người được thi hành án, chứ không phải là khoản tiền cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án. Do vậy việc bản án tuyên "Kể từ thời điểm án có hiệu lực pháp luật, bên được thi hành án có đơn đề nghị thi hành án..." là không đúng với hướng dẫn nêu trên. Mà đúng ra bản án chỉ tuyên "Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu càu thi hành án...", chứ không có đoạn "Kể từ thời điểm án có hiệu lực pháp luật".
Căn cứ vào hướng dẫn trên thì lãi chậm thi hành án đối với khoản tiền phải trả cho người được thi hành án chỉ được tính từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án. Theo đó thì Công ty A chỉ phải chịu tiền lãi chậm thi hành án kể từ ngày 01/9 khi Công ty B có đơn yêu cầu. Còn khoảng thời gian từ ngày 01/01 tới ngày 01/9, công ty A không phải chịu bất cứ loại lãi suất gì.
P/S: nội dung trên của Thông tư 01 là hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 313 BLDS năm 1995. Khi ban hành BLDS năm 2005, điều này được chuyển thành điều 305, cụm từ "lãi suất nợ quá hạn" được sửa đổi thành cụm từ "lãi suất cơ bản". Vì vậy hiện nay Tòa án phải tuyên lãi chạm thi hành án theo lãi suất cơ bản chứ không phải theo lãi suất nợ quá hạn như trước đây.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!