Dongzovp viết:
Ngày 10/03, A có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam gửi cho B có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc một đề nghị mua 50 ti vi LCD với giá 50 triệu đồng/ chiếc. Trong đề nghị có nêu rõ thời hạn trả lời là 10 ngày kể từ ngày B nhận được đề nghị. Ngày 20/03, đề nghị được gửi tới trụ sở của B, nhưng vì đây là ngày chủ nhật, công ty B không có người làm việc nên đến 21/03, đề nghị của A mới được chuyển tới cho giám đốc của B và ngày 22/03, B mới gửi trả lời cho A. Theo trả lời này, B đồng ý với đề nghị của A nhưng quy định thêm điều khoản A phải tự chuyên chở, vận chuyển hàng. Ngày 25/03, A nhận được trả lời của B và gọi điện thông báo chấp nhận điều kiện của B nhưng yêu cầu giảm giá hàng. B không đồng ý và đưa ra một mức giá khác cho A. A không chấp nhận và đề nghị B một mức giá thấp hơn, thời hạn để B trả lời là ngày 29/03, nếu B đồng ý thì giao hàng cho A. Đến 29/03, không thấy B trả lời nên A đã bán ký kết hợp đồng trên với người khác. Tuy nhiên, đến ngày 30/03, A nhận được hàng của B chuyển tới. A không chấp nhận lô hàng này và không tiến hành thanh toán cho B.
Hỏi:
a) Hợp đồng giữa A và B đã được hình thành chưa? Bên nào là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng?
b) Việc B chuyển hàng cho A và A không thanh toán cho B là đúng hay sai? Vì sao?
c) Có vi phạm hợp đồng xảy ra hay không? Nếu có thì vi phạm đó có thể phải chịu những chế tài xử phạt nào?
Cảm ơn cả nhà!
Xin giải quyết tình huống này như sau:
1. Xác định luật áp dụng:
A có trụ sở tại TP.HCM
B có trụ sở Seoul, Hàn Quốc
Vì đề không nêu rõ, nên ta giả định A và B đều là tổ chức kinh doanh.
Đây là quan hệ thương mại quốc tế, vì vậy, cần xác định luật áp dụng.
Vì: Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của CISG 1980 --> áp dụng Công ước viên mua bán hàng hóa quốc tế 1980.
2. Trả lời: Hợp đồng giữa 2 bên hình thành chưa? Bên nào là bên đề nghị giao kết?
Bởi vì quy định của CISG 1980 về chào hàng khá dài dòng, nên mình sẽ trực tiếp giải quyết tình huống luôn và chỉ để đầu mục quy định để bạn tự tham khảo bạn nhé.
Ta có nhiều lời chào hàng ở đây:
Đầu tiên, ngày 10/3: A gửi đề nghị mua hàng cho B, quy định thời hạn trả lời là 10 ngày, đây là lời chào hàng thứ (1). Theo đó, lời chào hàng này được gửi đến trụ sở B vào đúng ngày 20/3 (tức đúng ngày hết hạn), mà ngày 20/3 là ngày Chủ nhật, thì theo Khoản 2 Điều 20 CISG 1980
"2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó."
Như vậy, việc B trả lời vào ngày 22/3 là phù hợp. Tuy nhiên, trong lời phản hồi chào hàng của B, B yêu cầu A tự vận chuyển hàng --> đây là thay đổi cơ bản nội dung chào hàng (căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 CISG 1980) --> đây được xem là lời chào hàng mới của B (2).
Sau đó, ngày 25/3, A nhận được chào hàng từ B, và lại yêu cầu giảm giá hàng --> cũng là thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng --> đây lại là một lời chào hàng mới của A (3)
Tiếp sau đó, hai bên tiếp tục thay đổi giá qua lại, cứ 1 lần thay đổi thì lại là một lời chào hàng mới. Nhưng lời chào hàng cuối cùng của A với thời hạn trả lời là 29/3, B đã không trả lời hay phản hồi gì trong thời hạn này mà tự gửi hàng đến cho A.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 CISG 1980: Chấp nhận chào hàng chỉ được xem là có hiệu lực nếu chấp nhận này biểu hiện rõ bằng lời nói và đến được với A. Chỉ khi A và B đã có tập quán và thói quen thương mại trước về việc gửi hàng là chấp thuận, thì việc gửi hàng của B mới được xem là hợp lệ.
Như vậy, để trả lời câu hỏi "Hợp đồng giữa 2 bên giao kết chưa?", còn phụ thuộc vào việc A và B có thói quen giao hàng thôi là được xem như chấp thuận chào hàng hay không
3. Việc B chuyển hàng cho A và A không thanh toán cho B là đúng hay sai? Tại sai?
Tương tự như trên, tùy thuộc vào thói quen giữa hai bên mà hợp đồng có được xem là giao kết hay không. Nếu có giao kết, thì hành vi không thanh toán cho B là sai. Còn nếu không, A có quyền ko thanh toán.
4. Có vi phạm HĐ hay không? Nếu có thì chế tài thế nào?
Tương tự 2 câu trên. Tuy nhiên, ta giả dụ là có giao kết Hợp đồng và có vi phạm, thì chế tài mà A phải chịu là:
Căn cứ theo Điều 60 CISG 1980, người mua có nghĩa vụ nhận hàng. Căn cứ theo Mục III của CISG 1980, khi người mua vi phạm HĐ, người bán có thể áp dụng rất nhiều biện pháp:
a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.
Gửi bạn link CISG 1980 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop-quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153.aspx
Trân trọng.
Cập nhật bởi freshmanyear270 ngày 23/01/2019 05:19:57 CH