Tình huống Luật tư pháp Quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #397228 21/08/2015

    Tuyenqb1977

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tình huống Luật tư pháp Quốc tế

    Công ty A (quốc tịch Việt nam) ký hợp đồng xuất khẩu Gạo với Công ty B (quốc tịch Hàn Quốc). Hợp đồng được ký kết tại Hàn Quốc, theo thỏa thuận trong HĐ Công ty A giao hàng cho Công ty B tại cảng Hải Phòng (Công ty A giao hàng cho người vận chuyển thứ nhất của Công ty B). Nhưng đến thời phải thực hiện Hợp đồng thì bên vận chuyển thứ nhất của Công ty B không có đủ phương tiện để vận chuyển hàng. Vì vậy việc giao hàng chậm 10 ngày và gây tổn thất cho Công ty A là 10.000USD. Công ty A và Công ty B xãy ra tranh chấp và Công ty A đề nghị Công ty B bồi thường thiệt hại.

    - Luật áp dụng để xem xét tính hợp lý của Hợp đồng.

    - Công ty B có phải bồi thường cho Công ty A không? Tại sao?

     

    Các Bác tư vấn giúp Em với ạ! Thank!!!

     
    43896 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tuyenqb1977 vì bài viết hữu ích
    AaFantomn (03/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #397398   24/08/2015

    thangnq.lawyer
    thangnq.lawyer

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2015
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 768
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 39 lần


    Chào bạn!

    Căn cứ Điều 773 Bộ luật dân sự quy định:

    Điều 773. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

    2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

    3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Trân trọng!

    Tư vấn pháp luật trong mọi lĩnh vực tại Thái Nguyên.

    Chi tiết: www.tuvanluat365.com

    Điện thoại: 0976 980 863 - 0914 491 391

     
    Báo quản trị |  
  • #397406   24/08/2015

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    lại vào hỏi bài tập rồi :)) 

    1. Luật áp dụng: 

    Ðiều 769. Hợp đồng dân sự

    1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.

      Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Nếu 2 bên không có thỏa thuận khác thì áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng.

    Tình huống bạn nêu là Bên A giao hàng cho người vận chuyển thứ nhất , mình chưa rõ điều kiện mua bán là gì ? có theo INCOTERM không ? nếu không theo thì trách nhiệm rủi ro chuyển giao từ thời điểm nào ? 

    từ đó xác định nơi thực hiện hợp đồng (nơi giao hàng) => luật áp dụng.

    2. Bồi thường thiệt hại

    bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các yếu tố : 
    - có thiệt hại
    - có lỗi 
    - có hành vi vi phạm
    - có quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại 

    Bạn phía trên trích bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là không đúng đâu nhé !

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huannguyen90 vì bài viết hữu ích
    thangnq.lawyer (24/08/2015)
  • #491229   07/05/2018

    CommonLaw76221
    CommonLaw76221

    Male
    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    hi

    Nếu Hàn Quốc là thành viên của công ước CISG thì áp dụng công ước. Còn ko thì áp dụng luật nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hđ. Trong trường hợp này là luật VN có mối quan hệ gắn bó nhất theo Điểm a khoản 2 Đ683 BLDS 2015

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CommonLaw76221 vì bài viết hữu ích
    LamThiLe (19/11/2019)
  • #530759   14/10/2019

    . Công ty A (là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam và có trụ sở tại Tp HCM) kí hợp đồng thuê Công ty B (là công ty của Singapore và có trụ sở tại Singapore) để vân chuyển 1.000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam sang Liên bang Nga. Trong hợp đồng hai bên thoả thuận chọn toà án Singapore giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giữa các bên phát sinh tranh chấp. Công ty A khởi kiện Công ty B tại toà án Việt Nam, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo về việc Toà án Việt Nam đã thụ lý vụ án trên, Công ty B khởi kiện ngược lại Công ty A tại toà án Singapore yêu cầu Công ty A phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Anh (chị hãy cho biết)

    a.Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không?

    b.Bản án của Tòa án Singapore có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không?

    Anh chị giúp em bài này với, em đang cần gấp

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vutranbaotran@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2019) LamThiLe (19/11/2019)
  • #533176   19/11/2019

    LamThiLe
    LamThiLe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    bạn đã làm được chưa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LamThiLe vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2019)
  • #573397   05/07/2021

    Ngày 07/12/2020, bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1976 (quốc tịch Việt Nam) thường trú tại quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, gửi đơn đến TAND thành phố Hồ Chí Minh xin ly hôn ông  Henri, sinh năm 1953 (quốc tịch Phần Lan). Trong đơn bà B trình bày: Bà và ông Henri đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh Tiền Giang, Việt Nam vào năm 2014. Sau khi kết hôn, ông Henri trở lại Phần Lan và chỉ về Việt Nam sống với bà 2, 3 lần một năm. Từ đó, bà và ông Henri phát sinh mâu thuẫn nghiêm trọng vì bất đồng quan điểm sống. Bà và ông Henri đã ly thân từ tháng 8/2018, nên bà khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết cho bà được ly hôn với ông Henri. Hỏi:

    Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay không? Nêu căn cứ pháp lý .

    Nếu Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn:

    Hãy xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế có thể phát sinh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó 

    Hãy xác định luật áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn trên .

    anh chị giúp e giải quyết tình huống này với ạ. Em cảm ơn rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranthihabu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/07/2021)