tình huống luật phá sản

Chủ đề   RSS   
  • #150875 28/11/2011

    tranthianhminh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    tình huống luật phá sản

    Cả nhà giải giúp mình tình huống này với:
        Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu, có trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản xuất nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. Tính đến cuối năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:

    • Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.
    • Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng.
    • Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh toán cho N số nợ trên.
    • Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng hóa
    • Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm.
    • Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm.
    • Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu.
    • Nợ lương công nhân 450 triệu.
       Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty A:

    1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?

    2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty X? Căn cứ pháp lý?

    3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với công ty A hay không? Căn cứ pháp lý? Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp lý?

    4. Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?

       Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp, tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như sau:
    • Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu.
    • Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu.
    • A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền.
    • Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A hay cho A vay để thanh toán nợ.
    • A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu.
    • Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ.
    5. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa? Căn cứ pháp lý?

    6. Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì quyết định này đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?

    7. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì? Căn cứ pháp lý?

    8. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá sản A hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 3 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và Incombank), chi phí phá sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?
     
    32946 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tranthianhminh vì bài viết hữu ích
    ruby96 (14/11/2018) thamthietthe (28/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #486718   10/03/2018
    Được đánh dấu trả lời

    vuhaiyen1122
    vuhaiyen1122

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty cổ phần A đã dến giai đoạn thanh lý tài sản trong quy trình giải quyết phá sản. Tài sản hiện có của doanh nghiệp là 1,5 tỷ VNĐ. Trước đây, A có góp vốn với H thành lập ra K. Mỗi bên góp 1 tỷ VNĐ. Tài sản của K hiện nay là 1,4 tỷ VNĐ. E,F mỗi doanh nghiệp nợ A 500 triệu VNĐ.

    Tình hình nợ của A như sau:

    -Nợ ngân hàng nhà nước G 1 tỷ VNĐ( thế chấp tài sản có trị giá 1,5 tỷ VNĐ);

    -Nợ ngân hàng thương mại cổ phần Y 1tyr VNĐ(thế chấp tài sản có trị giá 700 triệu VNĐ);

    -Nợ Q,P mỗi doanh nghiệp 1tỷ VNĐ; nợ C,D,L mỗi doanh nghiệp 300 triệu VNĐ;

    -Trước đây, ông R đứng ra bảo lãnh A trước ngân hàng O và đã trả nợ thay cho A 500 triệu VNĐ;

    -Cách đây 5 tháng tòa án tỉnh Phú Thọ đã giải quyết vụ kiện giữa A và J, theo đó buộc A bồi thường cho J 400 triệu VNĐ. Bản án đã có hiệu lực nhưng A chưa thực hiện;

    -Để thực hiện phương án phục hồi kinh doanh đã được hội nghị chủ nợ thông qua, A vay của Z 400 triệu VNĐ

    -Nợ lương lao động 300 triệu VNĐ; chi phí phá sản 100 triệu VNĐ.

    Căn cứ vào luật phá sản 2014, anh(chị) hãy phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp A cho các chủ nợ.

    Cập nhật bởi vuhaiyen1122 ngày 10/03/2018 06:39:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491158   06/05/2018

    Thaoanhhn
    Thaoanhhn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ac nào làm bài này rồi cho e hỏi với ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #551436   09/07/2020

    linhtrang02190198
    linhtrang02190198

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin lời giải

    Chị tranthianhminh ơi có bài giải tình huống đó chưa ạ cho em xin với. Em cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang02190198 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/07/2020)