Theo quy định của pháp luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Ngoài ra, Điều 170 bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, khi đã bắt được anh B (người lấy trộm xe) rồi thì ông A không phải chịu trách nhiệm bồi thường, cụ thể là không phải đền tiền cho chủ sở hữu chiếc xe nữa bởi thực ttế là không có thiệt hại phát sinh. Còn về phía người trộm xe thì ngoài việc phải trả lại chiếc xe đã lấy cắp còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Trộm cắp tài sản”. Ngoài ra, nếu có những mất mát, hư hỏng gì đối với chiếc xe thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không phải là ông A.
Nếu không bắt được B mà ông A đã bồi thường thì sau một thời gian bắt được anh B thì theo quan điểm cá nhân, chiếc xe vẫn được trao trả cho người mất. Bởi ông A vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe. Việc ông B bòi thường là nghĩa vụ của ông B do đã làm mất chiếc xe, gây thiệt hại truớc đó. Khi chủ sở hữu nhận lại xe, có thể thỏa thuận với ông A để thỏa thuận lại về giá trị bồi thường mà ông A đã trả truớc đó.