vâng a.
1. Có 3 hợp đồng là hợp đồng thuê tài sản- hợp đồng phụ: kí cược ( hai hợp đồng này hơp pháp) và hợp đồng mua bán( vô hiệu)
##· Giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ nói trên:
+ Thứ nhất nếu bà Hoa thương lượng và chuộc lại được nhẫn hoàn trả số tiền đã nhận trong giao dịch mua bán với người thứ 3 để hoàn trả lại nhẫn cho chị Hương
+ Thứ 2: Nếu bà Hoa không còn cách nào để thương lượng đem chiếc nhẫn về thì bà phải thoả thuận với chị Hương cách giả quyết.Hoàn trả lại toàn bộ số tiền tương ứng với chiếc nhẫn đủ để chị có thể mua lại 1 cái như thế chị Hương hoàn trả lại ô tô cho bà Hoa, hoặc sang tên chiếc ô tô và kèm vào đó là phải trả thêm số tiền chênh lệch giữa 2 tài sản sao cho chị Hương đồng í và lợi ích không bị xâm hại·
2. Tranh chấp trong tình huống trên là tranh chấp hợp đồng ký cược.
3. Theo khoản 2 điều 359 BLDS năm 2005 quy định: “ trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê, nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê, nếu tài sản thuê không còn để trả lại thù tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê”
Như vậy chị Hương đã thực hiện đúng thời hạn giao trả lại tài sản là chiếc xe ô tô audi trị giá 2 tỷ đồng cho bà Hoa nhưng bà Hoa đã từ chối, vậy trong trường hợp này bà Hương không có lỗi.
Theo điều 32 của Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm thì nghĩa vụ của bên nhận kí cược:
“1. Bảo quản , giữ gìn tài sản ký cược, không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.Không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý.”
Trong trường hợp này bà Hoa không thực hiện đúng nghĩa vụ của bên nhận ký cược và chưa được sự cho phép của bên ký cược là chị Hương mà đã xác lập một giao dịch khác là hợp đồng mua bán chiếc nhẫn kim cương với người thứ 3 với giá 2,3 tỷ đồng, cho nên bà Hoa đã vi phạm hợp đồng. Vậy nên hợp đồng mua bán chiếc nhẫn kim cương là vô hiệu.
Theo khoản 2 điều 600 BLDS năm 2005 quy định: " trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
Do giá trị của chiếc nhẫn lại lớn hơn chiếc ô tô của bà Hoa nên bà Hoa phải hoàn trả toàn bộ số tiền 2,3 tỷ tương ứng với giá trị của chiếc nhẫn cho bà hương hoặc bà Hoa sang tên chiếc xe cho bà Hương và bù thêm phần giá trị chênh lệch là 300 triệu tùy theo 2 bên thỏa thuận.
Theo điều 602 BLDS có quy định: " người chiếm hữu người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ 3 thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ 3 có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ 3 có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại".
Do chiếc nhẫn là kỉ niệm của chồng bà Hương và nếu bà muốn lấy lại chiếc nhẫn thì bà có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả lại chiếc nhẫn. Nhưng vì người thứ 3 đã trả tiền để mua chiếc nhẫn đó nên người thứ 3 có quyền yêu cầu người đã giao chiếc nhẫn cho mình (là bà Hoa) bồi thường thiệt hại.
Như vậy 2 bên sẽ phải thỏa thuận hoàn trả lại tài sản cho nhau như ban đầu