Tìm hướng dẫn lương tối thiểu vùng năm 2013 tại Tp.HCM

Chủ đề   RSS   
  • #236082 28/12/2012

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tìm hướng dẫn lương tối thiểu vùng năm 2013 tại Tp.HCM

    Kính chào quý Luật sư và các thành viên!

    Tôi đang cần tìm Công văn của Sở LĐTBXH Tp.HCM hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2013 theo Nghị định số103/2012/NĐ-CP.

    Anh chị bàn bè nào biết xin hỗ trợ càng sớm càng tốt.

    Chân thành cảm ơn!

    0917 313 339

     
    22043 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #236085   28/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nghị định số 103/2012/NĐ-CP đến ngày 20/01/2013 mới có hiệu lực thì hành thì đến thời điểm này làm gì đã có công văn hướng dẫn thi hành đâu Khánh Chinh.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (28/12/2012)
  • #236086   28/12/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Dạ, cảm ơn anh!

    Hiện có một số tỉnh có công văn hướng dẫn như Lâm Đồng, Quảng Bình, còn lại đa số em đếu không kiếm được.

    Tp.HCM không biết có còn phân vùng theo Công văn cũ hay có gì khác không. Em đang tìm đỏ mắt đây anh.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #236151   28/12/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chinh ơi, Chinh gọi điện lên Sở LĐ-TBXH TP.HCM hỏi đi. Nếu có thì lên xin thôi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (28/12/2012)
  • #239349   14/01/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tích cực lục lọi, hôm nay mới ẵm được một thành quả nho nhỏ.

    Nhưng không phải Sở Lao động hướng dẫn như mọi năm, mà Liên đoàn lao động thể hiện tiếng nói.

    Hầu hết các quận, huyện ở Tp.HCM áp dụng mức lương tối thiểu vùng I (2.350.000 đ); riêng các doanh nghiệp đóng ở huyện Cần Giờ áp dụng mức lương tối thiểu vùng II (2.100.000 đ).

    Thời điểm áp dụng theo Nghị định 103.

    Xin paste công văn "nội bộ ngành" lên để bạn đọc tìm hiểu, dù hơi muộn:

    LIỀN ĐOÀN LAO ĐỘNG                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC

     
     

     

           Số :311/CV- CDGD                               Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 11 tháng 12 năm 2012

    V/v:  Hướng dẫn CĐCS phối hợp với doanh     nghiệp trong việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2013

    Kính gửi :  Hội đồng Quản trị, Thủ trưởng, Chủ tịch CĐCS các cơ sở giáo dục Ngoài công lập

     

    Ngày 04 tháng 12 năm 20121 Chính phủ ban hành Nghị định số103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được thực hiện từ ngày 10/12/2012 và áp dụng từ ngày 01/01/2013. Nội dung điều chỉnh cụ thể như sau:

    Vùng

    Mức lương tổi thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2013 đối với DN trong nước và DN có Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài

    (Nghị định103/2012/NĐ-CP)

    Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang áp dụng đối với DN có vốn  đầu tư nước ngoài

    ( Nghị định70/2011/NĐ-CP)

    Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang áp dụng đối với DN trong nước

    ( Nghị định70/2011/NĐ-CP)

    I

    2.350.000 đồng/tháng

    2.000.000 đồng/tháng

    2.000.000 đồng/tháng

    II

    2.100.000 đồng/tháng

    1.780.000 đồng/tháng

    1.780.000 đồng/tháng

    III

    1.800.000 đồng/tháng

    1.550.000 đồng/tháng

    1.550.000 đồng/tháng

    IV

    1.650.000 đồng/tháng

    1.400.000 đồng/tháng

    1.400.000 đồng/tháng

    1. Mức điểu chỉnh :

                Như vậy, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2013 là 2.350.000 đồng/tháng ( vùng I). Riêng doanh nghiệp đang hoạt trên địa bàn Huyện Cần Giờ mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh từ 01/01/2013 là 2.100.000 đồng/tháng (vùng II).

                Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Thành phố đề nghị Ban Chấp hành CĐCS khi triển khai điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần lưu ý một số điểm sau:

    1. Phối hợp với người sử dụng lao động cùng cấp ( Hiệu trưởng hoặc Hội đồng Quản trị) nghiên cứu kỹ nội dung Nghị định103/NĐ-CP về điều chỉnh lương tối thiểu vùng để có sự thống nhất trong việc điều chỉnh lương vùng; và thời điểm thực hiện để không vi phạm qui định về thời hạn áp dụng Nghị định của Chính phủ.
    2. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định dùng làm căn cứ để xây dựng và điều chỉnh các mức lương của người lao động làm việc trong cơ sở giáo dục, xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động như sau:

    -  Đối với các đơn vị trường học đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xem xét, điều chỉnh các mức trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tạo Nghị định114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

    -  Đối với các đơn vị trường học chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của CB-GV-NV, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương do pháp luật lao động quy định (các mức lương có thể được quy định bằng hệ số so với mức lương tối thiểu do Hiệu trưởng hoặc Hội đồng quản trị lưa chọn hoặc mức tiền cụ thể, nhưng mức lương bậc 1 trong thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định ); xác định, điều chỉnh các mức lương trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.

    - Việc xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương (đối với Hội đồng quản trị đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương) hoặc xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương (đối với Hội đồng quản trị chưa xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương); mức điều chỉnh các mức lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động do Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị, Ban Chấp hành CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận nhưng phải đảm bảo quan hệ tiền lương hợp lý giữa lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, lao động mới được tuyển dụng và lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

    3. Khi tiến hành điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định mới, Hội đồng quản trị không được cắt giảm các chế độ đã được pháp luật quy định. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng . . . do Hội đồng quản trị quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, trường học theo quy định của pháp luật.

    4. Sau khi Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đã thống nhất với Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị về mức điều chỉnh lương vùng thì phải đăng ký điều chỉnh  tại phòng Lao động Thương binh Xã hội Quận Huyện khi có thông báo của Phòng Lao động Thương binh Xã hội phải công khai cho người lao động biết và phối hợp với Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.

    5. Nghị định cũng khuyến khích Hội đồng quản trị tổ chức ăn giữa ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Mức tiền ăn giữa ca do Hội đồng quản trị, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận trên cơ sở bảo đảm dinh dưỡng, chất lượng và an toàn, vệ sinh thực phẩm.

    Ban Thường vụ CĐGD thành phố yêu cầu Ban Chấp hành CĐCS tổ chức triển khai thực hiện tinh thần công văn này và báo cáo về CĐGD Thành phố (qua Ban Chính sách - Pháp luật.ĐT: 0913858766 ) trước ngày 30/01/2013  để tổng hợp báo cáo cho Thường trực LĐLĐ thành ph

    - Như trên;

    - Ban Thường vụ LĐLĐ TP;                           

    - Ban CS-PL, LĐLĐ TP;

    - Văn phòng Đảng ủy Sở Giáo dục Đào tạo;

    - Văn phòng Sở Giáo dục Đào tạo;

    - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo;

    - Lưu VP, CSPL.

     

                                                                                                    TM.BAN THƯỜNG VỤ

                                                                                                          PHÓ CHỦ TỊCH

                                                                                                                

                                                                                                                   (đã ký)

     

     

     

                                                                                                             Bùi Văn Nam

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (14/01/2013)
  • #239446   14/01/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cám ơn , đúng là trước đây tôi đã rất chủ quan khi nghĩ rằng toàn bộ TP HCM nằm ở vùng 1.

    Sau khi đọc cái công văn này, tôi đã đọc kỹ lại NĐ 103/2012/NĐ-CP thì thấy trong đó cũng đã quy định rõ ràng huyện Cần Giờ nằm ở vùng II, như vậy thực chất cái công văn này không cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (14/01/2013)
  • #239464   14/01/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Vâng, em cũng đã xem phần phân vùng sau NĐ 103 ngay từ khi NĐ này được ban hành, dù sao chắc chắn vẫn tốt mà, biết đâu những hướng dẫn này có giá trị gì khác để tham khảo.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #240419   19/01/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Đến hôm nay mới tìm thấy đúng văn bản mà cần tìm, đó là CV 13344/SLĐTBXH-LĐ ngày 25/12/2012 của Sở LĐTBXH TP HCM

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    --------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 13344/SLĐTBXH-LĐ
    Về triển khai Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng

    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2012

     

    Kính gửi:

    Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

     

    Thực hiện Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ và Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);

    Nay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

    I. Về mức lương tối thiểu vùng:

    Mức lương tối thiểu vùng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 như sau:

    - Mức 2.350.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

    - Mức 2.100.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

    Doanh nghiệp trên địa bàn nào thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn đó. Đối với doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

    II. Các lưu ý khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013:

    1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Mục I nêu trên là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động.

    Mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    2. Căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, doanh nghiệp trao đổi, thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời và người lao động xác định mức điều chỉnh các mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003, Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Trên cơ sở hệ thống thang lương, bảng lương đã được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động mức điều chỉnh mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp, bảo đảm cân đối hợp lý về tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, lao động mới được tuyển dụng và lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp thỏa thuận điều chỉnh các mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương và hợp đồng lao động phù hợp với thực tế thị trường lao động.

    Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định pháp luật lao động.

    Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

    3. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người lao động đã qua học nghề bao gồm các trường hợp sau:

    - Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

    - Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

    - Những người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

    - Những người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;

    - Những người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

    III. Triển khai thực hiện:

    1. Doanh nghiệp tính toán, cân đối, lập phương án triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và sớm công bố công khai cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần trao đổi, thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời và người lao động các mức điều chỉnh cụ thể.

    2. Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát tất cả các hợp đồng lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các quy chế tiền lương, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng. Trường hợp phát hiện có nội dung chưa phù hợp quy định hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh theo đúng quy định. Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, bản thỏa ước lao động tập thể sau khi điều chỉnh phải đăng ký lại với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để có thông báo xác nhận mới.

    3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động nhanh chóng triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng đảm bảo đúng thời hạn quy định tại Mục I nêu trên.

    Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công) số 159 Pasteur, quận 3, điện thoại : 38.295.900 – 38.209.638 – 38.202.634 để cùng phối hợp xử lý ./.

     

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ LĐTB &XH (để báo cáo);
    - Thường trực UBND.TP (để báo cáo);
    - Các Sở, Ban, Ngành thành phố;
    - Liên đoàn lao động TP;
    - Ban quản lý các KCX-KCN TP;
    - Bảo hiểm xã hội TP;
    - Phòng TM&CN Việt Nam(Chi nhánh TP.HCM);
    - Ủy ban nhân dân quận, huyện;
    - Phòng LĐTBXH quận, huyện (để triển khai);
    - Ông Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở;
    - Lưu: VP Sở, Phòng LĐTLTC (Cg).

    KT.GIÁM ĐỐC
    PHÓ GIÁM ĐỐC





    Nguyễn Văn Xê

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (19/01/2013)
  • #240473   19/01/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Thanks anh!

    Đây là cái em cần.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |