tìm hiểu về vi phạm hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #235398 25/12/2012

    lekieuoanh90

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tìm hiểu về vi phạm hợp đồng

    Xin các Luật sư giúp đỡ!

    Công ty em có mua hàng của một công ty (Bên B). Theo hợp đồng thì sau khi nhận đủ số tiền đặt cọc là bên B sẽ phải giao hàng, nhưng đã chậm hơn 2 tuần mà vẫn chưa giao. Vì thế, bên em muốn làm công văn phạt. Tuy nhiên, em không biết mấu của công văn như thế nào. Mong các luật sư chỉ giúp!

    Cảm ơn!

     
    5658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #235610   26/12/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Bạn xem hợp đồng có thỏa thuận phạt hay không? Nếu không có điều khoản phạt hợp đồng do giao hàng trể thì bạn nên tìm cách khác.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #235616   26/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trao đổi thêm với bạn một tý là đúng như bạn  đã tư vấn, nếu trong HĐ không có điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm thì bạn không thể yêu cầu phạt vi phạm. 

    Còn cái "cách khác" như  nêu là bạn có thể căn cứ vào các Điều 302, 303 Luật Thương mại để yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng bạn phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại theo quy định tại Điều 304 Luật thương mại.

     

    Điều 302. Bồi thường thiệt hại

    1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

    2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

    1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

    2. Có thiệt hại thực tế;

    3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

    Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

    Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |