Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 1)

Chủ đề   RSS   
  • #611924 24/05/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 1)

    Trong quá trình đấu giá tài sản, có những chủ thể nào tham gia vào hoạt động này? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được pháp luật quy định như thế nào?

    Các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản bao gồm:

    1. Đấu giá viên

    a. Đấu giá viên là gì?

    Đấu giá viên là một chức danh bổ trợ tư pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đấu giá viên.

    Tiêu chuẩn đấu giá viên được quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

    - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016;

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

    b. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên?

    Theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên được quy định như sau:

    * Đấu giá viên có các quyền sau đây:

    • Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
    • Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
    • Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản 2016;
    • Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
    • Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
    • Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
    •  Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    * Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:

    • Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật này;
    • Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
    • Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;
    • Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đấu giá tài sản 2016;
    • Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Hội đồng đấu giá tài sản

    a. Hội đồng đấu giá tài sản là gì?

    Căn cứ Điều 60 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về thành lập Hội đồng đấu giá tài sản như sau:

    • Người có tài sản đấu giá mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản để đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:

    + Luật quy định việc đấu giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;

    + Không lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 của Luật này.

    • Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
    • Hội đồng đấu giá tài sản gồm ba thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.

    Như vậy, theo quy định trên hội đồng thành viên được quy định gồm ba thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.

    b. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài?

    Căn cứ Điều 62 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản như sau:

    * Hội đồng đấu giá tài sản có các quyền sau đây:

    • Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
    • Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
    •  Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá;
    • Lựa chọn hình thức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Đấu giá tài sản 2016 để đấu giá tài sản;
    • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    * Hội đồng đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    • Nghĩa vụ theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 24 của Luật này;
    • Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
    • Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan;
    • Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;
    • Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại phát sinh sau cuộc đấu giá; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
    • Báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản về kết quả đấu giá tài sản;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    (Nội dung bài viết này được tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn có liên quan khác nhau, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản).

     
    142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận