Tìm hiểu bảo hiểm xã hội cho người không đi làm

Chủ đề   RSS   
  • #537653 21/01/2020

    Tìm hiểu bảo hiểm xã hội cho người không đi làm

    Bảo hiểm xã hội cho người không đi làm hay còn có tên gọi là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây là hình thức bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập hiện tại để hưởng bảo hiểm xã hội trong tương lai.

    Theo khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

    Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.

    Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn. Cụ thể là không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

    Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng những quyền lợi hấp dẫn.

    Mức đóng bảo hiểm

    Căn cứ Khoản 1, Điều 87, Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

    Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng.

    Mặt khác, căn cứ Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ ngày 1/07/2019, mức lương cơ sở tăng từ 1.390.000 đồng/tháng thành 1.490.000 đồng/tháng.

    -> 20 lần mức lương cơ sở = 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/tháng

    Vậy:

    Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất = 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng
    Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng

    Mặt khác, pháp luật có quy định hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

    Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước

    Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

    Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

    Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

    Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

    Phương thức và thời gian đóng4

    Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế nào?

    Phương thức đóng:

    Đóng hằng tháng;

    Đóng 03 tháng một lần;

    Đóng 06 tháng một lần;

    Đóng 12 tháng một lần;

    Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

    Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

    Thời gian

    Thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện cũng khá linh hoạt. Bạn có thể lựa chọn những thời điểm sau:

    Trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng

    Trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần

    Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần

    Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần

    Đối với phương thức đóng đóng 1 lần cho nhiều năm về sau và đóng 1 lần cho những năm còn thiếu thời điểm nộp tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng.

    Cập nhật bởi duongpham5991 ngày 21/01/2020 11:08:20 CH
     
    3044 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận