Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường Dự bị đại học? Quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trường DBĐH?

Chủ đề   RSS   
  • #604417 01/08/2023

    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường Dự bị đại học? Quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trường DBĐH?

    Đây là nội dung quy định tại Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học. Theo đó, Hiệu trưởng là người đại diện cho trường, thực hiện, triển khai các nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đối với các vấn đề liên quan.

    1. Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường dự bị đại học

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng trường dự bị đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

    - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, năng lực quản lý và đã giữ chức vụ từ tổ trưởng bộ môn hoặc tổ trưởng chuyên môn của trường trung học phổ thông hoặc trưởng phòng trở lên ít nhất 5 năm;

    - Có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên;

    - Đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; có sức khỏe tốt.

    - Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

    2. Quyền hạn của Hiệu trưởng

    Về tổ chức và nhân sự:

    - Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức của nhà trường quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quy chế này;

    - Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộ trường; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định tại văn bản này và quy định hiện hành;

    - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong các tổ chức của nhà trường quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quy chế này.”

    Về tài chính, tài sản và đầu tư:

    - Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, quản lý toàn bộ công tác tài chính và tài sản của trường;

    - Xét duyệt, giao, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán, thu, chi tài chính ngân sách, các hoạt động của các bộ phận, đơn vị trực thuộc;

    - Ký duyệt, bãi bỏ các quyết định về thu chi tài chính trong phạm vi quy định của trường, thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý tài chính, tài sản và đầu tư của Nhà nước;

    - Quyết định điều tiết các nguồn thu, quỹ, nguồn kinh phí, điều động tài sản giữa các đơn vị trực thuộc trường;

    - Quyết định về kiểm tra tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm toán, thẩm tra xét duyệt quyết toán trong nội bộ trường;

    - Quyết định ban hành Quy chế tài chính nội bộ;

    - Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc;

    - Thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách Nhà nước theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành.

    Về hoạt động giáo dục

    - Phê duyệt văn bản liên quan đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng hệ DBĐH và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh hệ DBĐH của trường;

    - Phê duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động NCKH, biên soạn tài liệu học tập.

    Về quan hệ quốc tế

    Quyết định tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quan hệ quốc tế theo quy định của pháp luật.

    3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

     Về tổ chức và nhân sự:

    - Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội;

    - Tổ chức thi tuyển giáo viên, cán bộ, nhân viên; quyết định việc tiếp

    nhận, chuyển ngạch các chức danh theo quy định của Nhà nước. Ký quyết định tuyển dụng, cho thôi việc và thuyên chuyển công tác đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;

    - Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Quy chế này và quy định hiện hành;

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động của trường;

    - Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Nhà nước;

    - Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong trường;

    - Tham gia hội đồng Hiệu trưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     Về tài chính, tài sản và đầu tư

    - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;

    - Tổ chức, xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của trường;

    - Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, theo dõi thường xuyên việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính, tài sản, hoạch toán kế toán và giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân;

    - Tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, tu bổ, sử dụng tài sản, dự toán chi phí, hợp đồng kinh tế của trường. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành;

    - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tự kiểm tra tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm toán; thẩm tra xét duyệt quyết toán trong nội bộ trường;

    - Chấp hành các yêu cầu về thanh tra tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm toán, do cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện tại trường;

    - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản và các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách tài chính đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường;

    - Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản.

    Về hoạt động bồi dưỡng

    - Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh hệ DBĐH và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh hệ DBĐH theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Chịu trách nhiệm về chất lượng và kết quả bồi dưỡng học sinh DBĐH của trường;

    - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động NCKH, biên soạn tài liệu học tập.

    Tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng có tính chất quốc tế theo quy định của pháp luật.

    Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Dự bị đại học được thực hiện theo quy định hiện hành.

     
    115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận