Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc (chờ xét kỷ luật)

Chủ đề   RSS   
  • #374418 16/03/2015

    Hongthu200981

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 66
    Được cảm ơn 1 lần


    Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc (chờ xét kỷ luật)

     

    Em chào các Luật sư ạ.

    Hiện công ty em đang vướng phải một vấn đề khá "hóc", mong các luật sư tư vấn giúp em với ạ.

    Vấn đề là công ty em có một số lao động vi phạm kỷ luật lao động (đánh bạc trong giờ làm việc) đã bị công ty tạm đình chỉ công việc 01 tuần đề chờ xét kỷ luật lao động. Theo Luật Lao động thì NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trong thời gian bị đình chỉ. Nhưng công ty em trả lương gồm hai phần (một là lương chức danh trả cho ngày làm việc thực tế; hai là lương hệ số trả cho ngày nghỉ các loại chế độ và làm cơ sở đóng BHXH). Vậy cty em phải trả 50% lương cho những lao động bị đình chỉ là lương chức danh hay lương hệ số ạ? Lãnh đạo thì nói rằng lương chức danh chỉ trả cho ngày làm việc còn thời gian bị đình chỉ không tính là làm việc nên không áp dụng được, như vậy có đúng không ạ?

    Em xin chân thành cám ơn!

     

     
    19318 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #377452   03/04/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Tiền lương theo quy định là 

    Điều 21. Tiền lương

    Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

    a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

    c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

    2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

    Bây giờ tự bạn tính sao cho hợp lý với quy định pháp luật đặt ra là được. Ngoài ra còn phụ thuộc việc công ty bạn trả lương cho người này theo HĐLĐ là như thế nào, nếu như lương khoán theo công việc, sản phẩm  thì đúng là sẽ trả lương theo như sếp bạn nói.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (06/07/2015) peliotinnghia (09/11/2020)
  • #378226   08/04/2015

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Chào bạn Hongthu200981,

    Theo mình bạn phải áp dụng Khoản 5 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2015 để xác định tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm định chỉ công việc theo Điều 129 BLLĐ sẽ là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian (tháng, tuần, ngày và giờ).

    Như vậy, nếu trên HĐLĐ công ty bạn ghi nhận tiền lương bao gồm hai phần (một là lương chức danh trả cho ngày làm việc thực tế; hai là lương hệ số trả cho ngày nghỉ các loại chế độ và làm cơ sở đóng BHXH) thì đây là lương để tính tạm ứng cho người lao động bị tạm đình chỉ bạn nhé.

    Hy vọng nội dung trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn letrongthem vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (06/07/2015)
  • #374442   16/03/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động hiện hành, cụ thể:

    "Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc."
     
    Như vậy, số tiền phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc chờ xác minh là 50% lương thực lãnh theo HĐLĐ nhé! Không thể viện lý do là những ngày bị tạm đình chỉ người lao động không làm việc nên không áp dụng lương chức danh! Việc tạm đình chỉ xuất phát từ ý chí của người sử dụng lao động và phải thuộc trường hợp nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn trong công tác xác minh xử lý kỷ luật.
     
     
    Cập nhật bởi khoathads ngày 16/03/2015 01:54:06 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (16/03/2015)