Tiền lương phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ?

Chủ đề   RSS   
  • #586703 29/06/2022

    Tiền lương phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ?

    Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
    "Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
    1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
    2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
    3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
    "
    Đồng thời tại Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định:
    "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
    “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
    Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
    Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
    Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
    Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
    Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
    Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
    "
    =>> Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp được ký hợp đồng với người lao động trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp này doanh nghiệp có phát sinh tiền lương trả cho nhân viên ký hợp đồng vào trước ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ cần có hóa đơn chứng từ thanh toán là có thể đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

     
    808 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586713   29/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Tiền lương phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung quan điểm của mình như sau:

    Chi phí lương trước khi thành lập doanh nghiệp cho nhân viên cần lập thỏa thuận công việc bằng văn bản giữa nhân viên này và một cá nhân được ủy quyền của công ty trong đó ghi rõ nội dung công việc.

    Chi phí lương trước khi thành lập doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định phục vụ cho hoạt động sản xuất của đơn vị thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, chi phí được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586727   29/06/2022

    Tiền lương phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được tính vào chi phí được trừ?

    Cảm ơn thông tin chia sẻ hữu ích của bạn. Những chi phí ban đầu khi thành lập doanh nghiệp về bản chất cũng là những khoản chi liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc nhà nước cho phép tính vào chi phí được trừ cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đáp ứng các quy định để được tính vào chi phí được trừ như: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp; trường hợp hóa đơn thanh toán trên 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

     
    Báo quản trị |  
  • #587132   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo như quy định bạn đã thông tin trên thì tiền lương trả cho lao động là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, vấn đề là chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được công nhận để xét trừ hay không. Pháp luật công nhận hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp là khoản chi liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thì có thể xác định đó là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

    Tuy nhiên trong trường hợp là tiền lương trả cho chủ doanh nghiệp, công ty thì không phân biệt trước hay sau đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng không được trừ khi tính thuế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #587144   30/06/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Cảm ơn ad vì đã chia sẻ thông tin bổ ích và thiết thực này.

    Mình đồng ý với quan điểm của ad bởi tiền lương trả cho người lao động trước khi thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu trong tương lai khi doanh nghiệp chưa thành lập. Thì khoản chi tiền lương này nếu đáp ứng được các điều kiện để khoản chi phí được trừ nêu trên bài viết sẽ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

     
    Báo quản trị |  
  • #587152   30/06/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, vậy các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp giấy phép thành lập nhưng không có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ và không đảm bảo hóa đơn, chứng từ theo quy định, thì doanh nghiệp không được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và không được hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |