Tiền lương làm thêm sau khi về hưu có phải đóng thuế TNCN?

Chủ đề   RSS   
  • #597395 27/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tiền lương làm thêm sau khi về hưu có phải đóng thuế TNCN?

    Sau khi lao động đủ tuổi nghỉ hưu và hưởng hưu trí từ bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng vẫn có nhu cầu muốn làm việc tiếp tục vậy tiền lương phát sinh từ việc làm sau khi nghỉ hưu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)?
     
    Đây là vấn đề thắc mắc của không ít những người đã về hưu nhưng vẫn muốn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống khi sức khỏe vẫn còn đáp ứng cho lao động.
     
    tien-luong-lam-them-sau-khi-ve-huu-co-phai-dong-thue-tncn?
     
    1. Tiền lương hưu có được miễn thuế TNCN?
     
    Căn cứ điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định tiền lương hưu do Quỹ BHXH trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
     
    Ngoài ra, cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.
     
    Theo đó, khi lao động đã về hưu và đang nhận tiền hưu trí thì sẽ được miễn thuế TNCN đối với loại tiền lương này.
     
    2. Những khoản tiền nào mà lao động nghỉ hưu sẽ phải đóng thuế TNCN?
     
    Người lao động đã về hưu và được miễn trừ thuế TNCN đối tiền lương hưu nhưng theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) thì lao động về hưu vẫn phải đóng thuế TNCN khi vẫn có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công.
     
    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
     
    - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
     
    - Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
     
    + Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
     
    + Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
     
    + Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
     
    + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
     
    + Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
     
    + Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
     
    + Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
     
    + Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
     
    + Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.”
     
    + Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
     
    + Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
     
    Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
     
    Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
     
    Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
     
    Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
     
    - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: 
     
    Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
     
    - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
     
    Qua đó, có thể thấy tiền lương, tiền công thu nhập nhận được từ việc làm sau khi về hưu mà không phải lương hưu thì người lao động vẫn phải đóng thuế TNCN khi có phát sinh.
     
    3. Thu nhập được miễn thuế từ việc giảm trừ gia cảnh
     
    Ngoài ra, người lao động khi trở lại làm việc và hưởng lương còn được miễn thuế đối với các khoản tiền phụ cấp tại điểm g khoản khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (bổ sung bởi  Thông tư 92/2015/TT-BTC).
     
    - Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
     
    - Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
     
    - Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
     
    - Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
     
    - Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
     
    - Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
     
    Như vậy, người lao động về hưu sẽ được miễn thuế TNCN đối với tiền hưu trí được nhận, còn đối với tiền lương, tiền công phát sinh thêm do làm việc thêm vẫn phải thực hiện việc đóng thuế TNCN nếu tổng số tiền nhận được thuộc mức phải chịu thuế TNCN.
     
    9442 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    nhatquynh1706@gmail.com (02/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597555   28/01/2023

    Tiền lương làm thêm sau khi về hưu có phải đóng thuế TNCN?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Người lao động về hưu nếu đi làm việc thêm và phát sinh tiền lương, tiền công thì vẫn phải thực hiện việc đóng thuế TNCN nếu tổng số tiền nhận được thuộc mức phải chịu thuế TNCN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huongquynhgl99@gmail.com vì bài viết hữu ích
    hai.licogi10@gmail.com (05/01/2024)
  • #617475   14/10/2024

    dinhminhdinhminh
    dinhminhdinhminh

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:14/10/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tiền lương làm thêm sau khi về hưu có phải đóng thuế TNCN?

    Cho em hỏi, ông A về hưu đang hưởng chế độ lương hưu. Nhưng tại thời điểm này Ông A này vẫn tiếp tục đi làm tại công Ty D thì khoản phát sinh tiền lương từ công ty D có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khấu trừ 10% hay không?

     
    Báo quản trị |