Người lao động thuộc diện kí
hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang công tác tại đơn vị là Công ty Cổ
phần (từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, nhà nước giữ 51% vốn).
Trước khi nghỉ việc, thu nhập
từ quỹ lương của người lao động được quy định theo Thỏa ước lao động tập thể và
Quy chế trả lương sẽ gồm hai phần:
Phần 1: Lương phần cứng được
trả cho người lao động hàng tháng theo hệ số lương cơ bản (bao gồm cả phụ cấp
chức vụ và trách nhiệm nếu có) nhân với mức lương cơ bản hiện hành của Nhà nước
quy định.
Lương phần cứng/tháng = (Hệ
số lương + Phụ cấp) x Mức lương cơ bản.
Hệ số lương cơ bản đang hưởng là 4,99.
Công ty áp dụng hệ thống
thang lương, bảng lương của Nhà nước quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
ngày 14/12/2004 để trả lương cứng cho người lao động và thực hiện nộp đóng bảo
hiểm xã hội theo tiền lương cứng.
Công ty áp dụng mức lương tối
thiểu để trả lương cứng là 620.000 đồng nhưng đóng bảo hiểm xã hội theo mức
lương là 540.000 đồng.
Phần 2: Lương phần mềm được
trả cho người lao động, tùy theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà chi
trả vào hàng tháng và hàng quý và cả năm theo Hệ số lương mềm x Lương tối thiểu
phần mềm và nhân với hệ số hoàn thành công việc.
Lương phần mềm/tháng = (Hệ số
lương mềm x mức lương mềm)/ngày lao động trong tháng theo quy định x ngày công
lao động thực tế.
Lương phần mềm/quý = Hệ số
lương mềm x Hệ số phân loại lao động/quý x mức lương mềm.
Lương phần mềm/năm = Hệ số
lương mềm x Hệ số phân loại lao động/năm x mức lương mềm.
Mức lương phần mềm tùy thuộc
vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và do Giám đốc Công ty quyết định.
Lương mềm tháng được thanh
toán hàng tháng trên bảng lương tháng.
Lương mềm quý được thanh
toán hàng quý dựa trên cơ sở phân loại lao động, tạm tính hàng quý và quyết
toán vào thời điểm kết thúc năm.
Lương mềm năm được thanh
toán dựa trên kết quả phân loại lao động 04 quý và thanh toán thời điểm kết
thúc năm.
Bộ Lao động thương binh và xã hội đã có công văn 2759/LĐTBXH-LĐVL ngày
24/8/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiền lương để tính trợ
cấp thôi việc có giải thích rõ hơn về quy định tại Điều 15 của Nghị định số
114/2002/NĐ-CP như sau: “Tiền lương cấp bậc theo hợp đồng lao động là lương
gộp, bao gồm tiền lương thực lĩnh và các khoản người lao động phải chi từ tiền
lương của mình để trích nộp về bảo hiểm xã hội (hiện hành là 5%), bảo hiểm y tế
(hiện hành là 1%) và thuế thu nhập cá nhân”.
Như vậy tiền trợ cấp thôi việc cho
người lao động được tính như thế nào ? Tính theo lương thực tế người lao động được hưởng hay phần lương cơ bản ?
Công ty quyết định trả trợ cấp thôi việc theo mức: hệ số lương: 4,99x540.000 đồng x 1/2 x số năm công tác là đúng hay sai ?
Luật sư và các bạn cho ý kiến