Tiêm nhầm thuốc và hệ quả pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #529226 28/09/2019

    Tiêm nhầm thuốc và hệ quả pháp lý

    Sức khỏe là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi người, tuy nhiên hiện nay xảy ra không ít trường hợp thương tâm liên quan đến sức khỏe mà nguyên nhân lại là do chính người khám, chữa bệnh gây ra.

    Điển hình là gần đây nhất, một bé trai tại huyện Đông Anh, Hà Nội được chẩn đoán bị tiêu chảy cấp, mất nước, viêm họng cấp, theo dõi tim bẩm sinh, tiên lượng nặng Theo đó nữ điều dưỡng Hoàng Thu Trang được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và cho bệnh nhi sử dụng 1/2 ống Kaliclorid qua đường uống. Thay vì làm theo lời bác sĩ thì nữ y dưỡng lại tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hậu quả là bệnh nhi đã tử cong không lâu sau đó.

    Vậy đối với những trường hợp tương tự như trên thì mức phạt như thế nào là thỏa đáng?

    - Căn cứ theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 117 Điều 1 Luật sử đổi Bộ luật hình sự 2017:

    Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
    1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Làm chết người;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Làm chết 02 người;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    - Ngoài ra, Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; sau khi đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. 

     
    2945 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận