Thượng tôn pháp luật – Vì một nhà nước pháp quyền

Chủ đề   RSS   
  • #297116 13/11/2013

    Thượng tôn pháp luật – Vì một nhà nước pháp quyền

    Thượng tôn pháp luật – Vì một nhà nước pháp quyền

    “Thượng tôn luật pháp” là gì?
    ▪ Mọi người đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Cả các người lãnh đạo đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Nhà cầm quyền phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Không ai được ở trên luật pháp cả.

    Một bộ máy nhà nước lành mạnh là một tổ chức trong đó các quyết sách phải được thực thi một cách nghiêm minh, nhất quán từ trên xuống dưới mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân người công chức hay người lãnh đạo. Đó cũng là một bộ máy có những cơ chế kiểm soát nội bộ và vận hành hiệu nghiệm để ngăn chặn được nạn tham nhũng ngay từ bên trong để mỗi khi gặp vấn đề trục trặc thì không cần phải nhờ cậy đến một “đấng minh quân” (hoặc như Bao Công) thì mới giải quyết được.

    Luật pháp chính là những mắt xích giúp cho cỗ máy nhà nước có thể hoạt động. Người dân ở bất cứ xã hội nào cũng đều luôn luôn cần một môi trường luật pháp rành mạch, công minh và vững chắc để được bảo vệ an toàn. Để luật pháp được thượng tôn thì không chỉ những nhà cầm quyền phải nắm pháp luật mà những người dân cũng phải hiểu biết về pháp luật. Có như vậy pháp luật mới được thực thi một cách nghiêm minh, dễ đi vào đời sống. Người dân biết luật sẽ có nhiều cơ hội giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền hơn, họ sẽ nhận biết được điều gì là sai trái trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

    Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân hiện nay là rất cần thiết trong công cuộc đưa đất nước phát triển. Suy cho cùng pháp luật cũng là để phục vụ người dân, đối với người dân pháp luật chính là lẽ phải, sự công bằng , là môi trường pháp lý bình đẳng giúp người dân yên tâm để an cư lạc nghiệp. Nếu người dân không biết pháp luật thì cái lẽ phải, sự công bằng đó của họ sẽ khó mà được bảo vệ.

     Bên cạnh việc tuyên truyền đưa pháp luật đến với mọi nhà mọi người, các cơ quan chính quyền cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ làm luật để luật pháp trở nên thiết thực dễ đi vào đời sống người dân. Pháp luật phải được người dân tin, có nghĩa là pháp luật phải đủ mạnh để người dân tin rằng : quyền và lợi ích của họ sẽ luôn được bảo đảm. Khi đó người dân sẽ tuyệt đối tuân theo pháp luật, ngược lại khi người dân mất niềm tin thì họ sẽ chọn cách giải quyết khác không động đến pháp luật, vì họ nghĩ rằng : pháp luật không những không giúp ích mà còn gây thiệt hại đến lợi ích hợp lý của họ.

    Tinh thần thượng tôn pháp luật cùng với một hệ thống pháp luật hoàn thiện thống nhất sẽ là một động cơ mạnh mẽ giúp cỗ máy nhà nước vận hành trơn tru từ đó có thể đưa đất nước phát triển với tốc độ tối đa sánh vai cùng các cường quốc.

     
    77018 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HOANGBAHIEP1991 vì bài viết hữu ích
    nbbmbbm (22/04/2014) danusa (14/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #297159   14/11/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Nói là thượng tôn pháp luật thì cũng cần xem xét lại.

    Thứ nhất pháp luật do ai tạo ra?

    Thứ hai pháp luật phục vụ cho ai?

    Từ trước đến giờ có một suy nghĩ quen thuộc là pháp luật mang bản chất giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị đó. Ứng dụng vào VN, XHCN do người dân làm chủ thì liệu pháp luật hiện nay đã là XHCN và phục vụ người dân chưa? Hay chỉ mới là do một số nhóm người xây dựng nên và vốn chỉ phục vụ một số nhóm người đó?

    Tại sao hiện nay pháp luật vẫn chưa được thượng tôn trong mọi quan hệ có lẽ cần xem tại từ bản chất của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (14/11/2013)
  • #299768   27/11/2013

    akihoshi
    akihoshi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin cho em hỏi vậy tinh thần thượng tôn pháp luật là gì ạ?>

     
    Báo quản trị |  
  • #299882   28/11/2013

    Tinh thần thượng tôn pháp luật nói ngắn gọn đó là : tôn trọng và tuân thủ pháp luật !

    "▪ Mọi người đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Cả các người lãnh đạo đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Nhà cầm quyền phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Không ai được ở trên luật pháp cả".

     
    Báo quản trị |  
  • #303098   19/12/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Vậy một khi pháp luật không phù hợp với thực tiễn thì bạn nghĩ sao?

    Cập nhật bởi hakhungbi ngày 19/12/2013 10:00:25 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #303109   19/12/2013

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


     Vì từ lý thuyết đến thực tiễn cách xa nhau rất nhiều nên có lẽ, lý thuyết thì đúng mà người thực hiện nó vì lợi íc nhóm không muốn làm nó đúng thì phải.

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    duytri58 (20/07/2014)
  • #319877   22/04/2014

    nbbmbbm
    nbbmbbm

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Công an có biết pháp luật không?. Trong thủ tục bảo lãnh thì:"Bảo lãnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lãnh.


    Cá nhân có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này, ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.

    Khi nhận bảo lãnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.

    Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lãnh.

    Cá nhân nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lãnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lãnh thì việc bảo lãnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lãnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

    Thế nhưng trên thực tế rõ ràng là không đúng như vậy, muốn bảo lãnh cho một người phải có ít nhất 20.000.000 ( 20 triệu), rồi còn mời họ đi ăn, đi uống...này nọ, fải lên 3 lần 4 lượt và tất nhiên phải chờ...chờ để ký ...bao lâu tùy thuộc vào phong bì và độ quen biết nhé. Thế thượng tôn pháp luật chắc không có đâu ạ. Chắc cũng phải ...CHỜ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nbbmbbm vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (22/04/2014)
  • #320279   23/04/2014

    Bạn nói đúng : pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc, nó được giai cấp thống trị tạo ra và một phần nào đó để duy trì sự thống trị đó. Và bởi vì họ là là những người thống trị nên họ có đủ sức mạnh để thống trị giai cấp bị thống trị. Vậy nên, nếu chúng ta không tuân theo pháp luật không tôn trọng nó thì ắt sẽ bị sức mạnh của sự thống trị tác động. ...=> thiệt mình

    Mặt khác, sự thống trị luôn lấy nền tảng là lòng dân, nếu giai cấp thống trị không có được lòng dân thì sớm muộn gì cũng xảy ra xung đột giai cấp mà từ đó sinh ra rất nhiều thứ như trong lịch sử mình đã học đó là các cuộc cách mạng ..=>> giai cấp thống trị này sẽ bị thay thế. Do đó nếu giai cấp thống trị muốn tồn tại lâu dài thì họ luôn mong muốn ban hành pháp luật phù hợp với thực tiễn để người dân tin tưởng. 
    Cá nhân tôi nghĩ rằng, hiện nay bản chất pháp luật ban hành ra là rất tốt, tuy nhiên có thể do việc áp dụng sai hoặc trình độ lập pháp nên có thể sảy ra nhiều bất cập. Và tôi tin rằng, trong thời gian sắp tới, pháp luật luôn được đổi mới để phù hợp với thực tiễn nhiều hơn , kiến thức PL của người dân cũng được nâng cao hơn từ đó chúng ta sẽ có được một nhà nước Pháp quyền vững mạnh 
     Thân !


     

     
    Báo quản trị |  
  • #320280   23/04/2014

    Chào bạn ! 
    Công an hay bất cứ ai đang làm việc trong những cơ quan nhà nước họ là những người đang thực hiện quyền lực Hành pháp. Có nghĩa là họ đang thi hành pháp luật, do vậy hơn ai hết họ phỉa là những người phải biết pháp luật.

    Nếu họ thực thi trái pháp luật thì họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đã làm sai. Việc chịu tránh nhiệm này cũng phải tuân theo pháp luật (Nhà nước pháp quyền mà, làm gì cũng phải có theo Luật hết đó) .Tuy nhiên, để họ có thực sự phải chịu trách nhiệm những gì họ vi phạm hay không cũng nhờ một phần ở bạn và tất cả người dân (bạn có thể khiếu nại, tố giác). Nếu bạn thấy những vi phạm của họ mà thờ ơ, hay còn tiếp tay thì họ dần sẽ bị tha hóa, biến chất.
    Để có một nhà nước pháp quyền trong sạch, không tham nhũng ... rất cần tinh thần thượng tôn pháp luật của mọi người 
    thân !

     
    Báo quản trị |  
  • #334157   20/07/2014

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Hiện nay việc thực thi pháp luật như thế nào so với những gì hay ho mà nó đặt ra ?

    Thực tế cho thấy nếu bạn ăn mặc thường dân mà vào Toà án TC khi ra bạn sẽ bị thu 5 ngàn tiền gửi xe máy, hôm sau bạn ăn mặc công chức bạn sẽ không bị hỏi tiền.

    Thẩm phán có quyền bỏ qua chứng cứ của bạn để bạn bị thua kiện, nếu bạn kháng cáo lên toà cao hơn bạn có tranh tụng hay mấy, có thuê bao nhiêu luật sư thì bản án của bạn vẫn bị sao chép lại thậm chí nó còn tồi tệ hơn bản án trước.

    Có quy định thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng họ có kéo dài mấy năm bạn cũng phải chịu,

    Bạn có đơn yêu cầu mời người có liên quan đến đối chất để làm rõ trắng đen nhưng họ không mời bạn cũng phải chịu.

    Nội dung đơn kiện một đường, họ xử một đường khác bạn cũng chẳng thể làm gì họ, Rồi chưa thấy bản án đâu, chưa thấy quyết định thi hành án đâu đã thấy thông báo của phòng ban chức năng bắt mang Giấy đỏ giấy hồng lên để họ thu đổi.

    Họ xử xong còn lừa mình ký khống vào  biên bản đã nhận bản án, rồi đợi mãi cũng chẳng thấy bản án đâu, lên hỏi thì Thẩm phán không tiếp xua ra bảo rằng ký  ký rồi ra chỗ thư ký, nhưng khi gặp thì ông thư ký nói đợi tôi in đã rồi họ chạy ngược chạy xuôi, in in ấn ấn

    Nhiều lắm lắm nhưng hành vi vi phạm. Pháp lệnh của hội đồng thẩm phán tối cao có đấy nhưng từ trước tới nay có mấy ai biết được quyền tố cáo thẩm phán bao giờ, có tố cáo cũng chẳng đi đến đâu.

    Đúng là người thi hành pháp luật đã coi Luật là của riêng họ, họ làm sao là quyền của họ Luật sư có tài mấy, nói đúng luật bảo vệ cho thân chủ cũng bị bỏ ngoài tai, đến đại diện VKSND cũng chỉ ngồi đấy như là cho đẹp đội hình, còn mấy vị hội thẩm thì cũng là cho đủ ghế. Một đất nước pháp quyền như vậy thì người dân sống chết thế nào ?

     
    Báo quản trị |  
  • #334551   22/07/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Pháp luật là công cụ, là phương tiện để duy trì công lý, bình đẳng giữa người với người, chứ không phải là cái để tung hô, để lợi dụng đàn áp và ngu dân.

    Một người tuân thủ một cách mù quáng và ngu muội một hệ thống pháp luật dã man, độc đoán thì có nên khen tặng hay được khuyến khích làm hình mẫu cho người khác ?

    Nên đề cao là đề cao tinh thần thượng tôn công lý, hay các giá trị cao đẹp khác.

    Việc hô hào thượng tôn pháp luật chỉ là công cụ mị dân, ngu dân của các nhà nước độc tài - sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị; vì ở đó, pháp luật bảo vệ cho giai cấp thống trị; việc tôn thờ, thượng tôn nó cũng chính là việc tự mình tước bỏ quyền lợi của mình, đem dâng tặng cho những kẻ đang đàn áp chính mình.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    duytri58 (23/07/2014)
  • #466951   07/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Theo mình, thượng tôn pháp luật là đặt pháp luạt ở vị trí tối thượng, điều chỉnh hành vi con người, mọi con người đều chịu sự chi phối như nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, vậy nên câu hỏi được đặt ra là làm thế nào dung hòa được 2 yếu tố đó mà thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #507168   11/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Thượng tôn pháp luật một cách nhìn khác là hướng đến một xã hội không có/không cần đến luật pháp. Khi con người ý thức được quyền, nghĩa vụ của mình và tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác thì pháp luật không cần thiết và khi ấy mới là một xã hội tốt và hơn cả pháp quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #526426   26/08/2019

    Mình nghĩ thượng tôn pháp luật không phải là điều luôn luôn nên làm trong mọi trường hợp, vì có rất nhiều trường hợp pháp luật được ban hành với nội dung điều chỉnh không hợp lý (hơn nữa pháp luật thì luôn đi sau sự vận động, biến chuyển của xã hội), và đôi khi chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một bộ phận. Nếu thượng tôn pháp luật trong mọi người hợp đôi khi sẽ làm xã hội ngày càng trở nên bất bình đẳng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #530043   01/10/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Tư tưởng thượng tôn pháp luật về thực chất là sự thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Theo tư tưởng đó, mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, được làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhà nước phải bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mọi công dân. Tư tưởng thượng tôn pháp luật là giá trị của văn hóa chính trị hiện đại. Văn hóa chính trị thống trị của xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến không thừa nhận mọi người tuân thủ pháp luật và đều bình đẳng trước pháp luật; vì thế, ở văn hóa chính trị đó chưa có tư tưởng thượng tôn pháp luật. Khi xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời, thì nhà nước pháp quyền mới xuất hiện và từ đó mới có tư tưởng thượng tôn pháp luật.

    Cập nhật bởi Nhunghi1997 ngày 01/10/2019 12:13:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #572665   25/06/2021

    Theo mình thấy thượng tôn pháp luật là một khái niệm rất hay. Nếu những quy định pháp luật đó là phù hợp với lợi ích của tất cả người dân, bảo vệ và duy trì trật tự xã hội thì việc mọi người đều có tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật thì có thể xây dựng được một xã hội phát triển, văn minh hơn.

     

     
    Báo quản trị |