nguyenphuong2804 viết:
Như vậy Nghị quyết này đã có hiệu lực thi thành trên địa bàn thành phố, tuy nhiên chị cần xem ở trường đã triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết này hay chưa, đã có quy chế đánh giá, chi tiêu nội bộ và đã triển khai thực hiện hay chưa? Đây là chủ trương của thành phố, tuy nhiên đơn vị thực hiện là trường chị. Vậy nên chị có thể liên hệ lại với Ban giám hiệu trường để được giải đáp chính xác nhất. Vì có thể toàn trường chị không hoặc chưa thực hiện việc này. Một số ý kiến chia sẻ với chị. Hi vọng có thể giúp ích.
Chào bạn, với kết luận của bạn thì bạn cho mình hỏi thêm về vấn đề này, nó cũng liên quan đến trường hợp của mình, cụ thể:
"Nếu trương hợp quyết định này đã ban hành, đã hiệu lực thực hiện trên thành phố hồ chí minh, cụ thể tại Điều 7 có quy định:
"Điều 7.Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 chi thu nhập tăng thêm đủ 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ và duy trì đến hết thời gian thí điểm theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội."
Như vậy, thì có phải mọi cơ quan tổ chức đều phải thực hiện theo nghị quyết này phải không? Nếu như trường hợp đơn vị không chịu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, hoặc xây dựng chậm quy chế chi tiêu nội bộ thì mọi nhân viên sẽ không được tăng lương, như thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, cụ thể là cán bộ công chức và viên chức.
Trường hợp nếu nhà trường không chịu xây dựng quy chế chi tiêu nội bọ, cũng không chịu thực hiện đánh giá các cán bộ, giáo viên thì những cán bộ, giáo viên có thể thực hiện quyền khởi kiện của mình, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được hay không, tức là quy định này có bắt buộc đối với tất cả các đơn vị hay không?
Ngoài ra, nếu người đứng đầu nhà trường không chịu triển khai dự quy định thì sẽ chịu trách nhiệm, chế tài gì theo quy định của pháp luật vì đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân mà được pháp luật bảo vệ?"
Trân trọng cảm ơn bạn.
Cập nhật bởi hoangyennhi196 ngày 30/11/2018 11:59:45 SA