Thưởng Tết Dương, Tết Âm 2021: Doanh nghiệp có thể áp dụng những cách nào?

Chủ đề   RSS   
  • #564530 07/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thưởng Tết Dương, Tết Âm 2021: Doanh nghiệp có thể áp dụng những cách nào?

    Hình thức thưởng Tết 2021

    Thưởng Tết 2021 - Ảnh minh họa

    Bộ luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực vào 1/1/2021, vì vậy nếu thực hiện việc thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch năm 2021 kể từ 1/1 trở đi, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng các hình thức thưởng mà Luật này quy định.

    1. Thưởng Tết dương trước 1/1/2021

    Hiện nay (khi chưa bước qua 2021), Bộ luật Lao động 2012 quy định về hình thức thưởng trong quá trình lao động như sau:

    “Điều 103. Tiền thưởng

    1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

    Theo quy định này, doanh nghiệp quyết định thưởng Tết cho NLĐ trước 1/1/2021 (tức trước ngày Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực) thì vẫn áp dụng Bộ luật lao động 2012 và chỉ được thưởng cho NLĐ bằng tiền mặt.

    2. Thưởng Tết dương sau 1/1/2021

    Sang đến BLLĐ 2019, đã có sự thay đổi về nội dung trên, cụ thể:

    “Điều 104. Thưởng

    1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”

    Với quy định mới, ngoài tiền mặt, người sử dụng lao động có thể áp dụng cả việc thưởng bằng hiện vật hoặc những hình thức khác, đồng thời không nhất thiết phải căn cứ vào kết quả lao động của cả năm mà có thể theo từng thời điểm, giai đoạn nhất định để thưởng.

    Đây là một thay đổi quan trọng và hợp lý với thực tiễn, bởi lẽ tùy thuộc vào tính chất, tình trạng công việc và chính sách riêng của công ty, đôi lúc thưởng tiền không phải là phương án tối ưu nhất.

    Chẳng hạn, trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn vì chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng căn cứ trên và quy khoản thưởng thành hiện vật, thành sản phẩm mà doanh nghiệp đã tạo lập được trong thời gian hoạt động chứ không nhất thiết phải trích tiền từ ngân sách để thưởng.

    Tuy nhiên, việc quy định thêm hình thức thưởng có thể làm ảnh hưởng đến người lao động, bởi lẽ nó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tự do quyết định thưởng bằng tiền hay hiện vật.

    Giả sử doanh nghiệp quyết định thưởng cho NLĐ bằng những hiện vật không có giá trị sử dụng với NLĐ hoặc thưởng bằng chính sản phẩm NLĐ tạo ra thì tính chất khen thưởng, tạo thêm động lực lao động cho NLĐ đã không còn được đảm bảo.

    Mặc dù vậy, cơ chế thưởng mới đã tạo điều kiện để doanh nghiệp quyết định hình thức thoảng nào phù hợp nhất với khả năng của mình.

    Như vậy, nếu doanh nghiệp quyết định thực hiện thưởng Tết Tây, Tết Ta từ 1/1/2021 trở đi, sẽ có 3 hình thức có thể được áp dụng:

    - Thưởng tiền

    - Thưởng bằng hiện vật

    - Thưởng bằng hình thức khác.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 07/12/2020 03:26:29 CH
     
    1702 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (07/12/2020) ThanhLongLS (07/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận