Thương hiệu Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #29843 11/08/2008

    sacomreal

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thương hiệu Doanh nghiệp

    Hiện nay tên giao dịch của chúng tôi là Sacomreal. Nay có 1 công ty khác hoạt động tổ chức sự kiện và đặt tên là sacomevent. Điều này làm ảnh hưởng đến tên giao dịch của chúng tôi và gây hiểu lầm đây là một công ty trực thuộc công ty chúng tôi. Có quy định nào bảo vệ cho trường hợp của chúng tôi không? và chúng tôi phải làm gì để bảo vệ được tên giao dịch của mình?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 04/03/2010 03:34:01 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 27/02/2010 11:30:21 AM
     
    11599 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #29844   06/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

    Bạn được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ.

    Do đó, nếu công ty khác tổ chức sự kiện cung cấp thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh gây lầm lẫn với tên Sacomreal thì bạn có quyền  ngăn cấm dùng tên đó khi thoả mãn điều kiện là:

    1/ Sự kiện Sacomevent chưa được sử dụng trước thời gian tên thương mại Sacomreal được đăng ký.

    2/ Sản phẩm, dịch vụ của công ty tổ chức sự kiện Sacomevent giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ với Sacomreal.

    3/ So sánh và chứng minh dấu hiệu Sacomevent được sử dụng trong chương trình đó về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên Sacomreal.

    (Tham khảo: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, ngày 29/11/2005 và Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006)

    Cập nhật bởi navelvu ngày 27/02/2010 11:30:42 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #13394   17/04/2008

    kinhbaclaw
    kinhbaclaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dùng NH đã đăng ký để phản đối một tên thương mại có tên trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với NH của mình?

    Tôi có thể dùng NH đã đăng ký để phản đối một tên thương mại (Một công ty đang đăng ký thành lập mới) có tên trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với NH của tôi không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Cơ sở pháp lý?

    Xin cảm ơn!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #13395   20/04/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Vấn đề không đơn giản!!!

    Hì, lĩnh vực này thì mình chỉ là dân abc, ko nhiều kinh nghiệm. Tình cờ, tìm được bài viết từ tháng 7/2007 cuả một trang chuyên về sỡ hưũ trí tuệ nên trích  dẫn cho các bạn cùng tham khảo.

    Tên thương mại và nhãn hiệu - có thể phát sinh vấn đề pháp lý

    Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) đã đi vào đời sống xã hội được tròn một năm (từ 1 tháng 7 năm 2006). Giới doanh nghiệp trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của luật này, đặc biệt là các quy định có liên quan đến các hoạt động thương mại. Qua thực tiễn thực hiện các quy định của luật, chúng tôi xin đưa ra một số suy nghĩ về hình thức và các tiêu chí bảo hộ đối với tên thương mại và nhãn hiệu trong Luật SHTT.
     
    Sự khác biệt, trùng lặp và phụ thuộc lẫn nhauTrước hết, hãy xem qua định nghĩa về nhãn hiệu và tên thương mại trong Luật SHTT. Theo đó, tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. ở đây, có thể thấy ngay sự khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại là tên gọi còn nhãn hiệu là dấu hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này hoàn toàn chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp này thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt. Trong trường hợp khác thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với chủ thể khác. Vậy lúc này, tên thương mại có còn được hiểu là tên doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không? Điều này chưa được làm rõ trong các nghị định hướng dẫn thi hành và có thể, nó sẽ là nội dung tranh chấp trong thực tiễn. Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung Nguyên”... mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó và đây chính là điểm sẽ gây tranh cãi trong tương lai, vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu giống như vậy không? Đây là sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Do vậy, các quy định của luật pháp cần phải tính đến một thực tế trong thương mại về cách hiểu và tiếp nhận của người tiêu dùng đối với tên gọi của tổ chức dùng trong kinh doanh.

    Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006) còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”. Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề tranh chấp trong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh.

    Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt. Theo điều 74, khoản 2 (k) Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều 78 Luật SHTT thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau này cũng sẽ là vấn đề pháp lý phát sinh trong tương lai và là điều mà các doanh nghiệp cần lường trước trong hoạt động thương mại.

    Một số tình huống pháp lý

    Qua thực trạng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch - Đầu tư các địa phương trong thời gian qua, có thể thấy một số vấn đề pháp lý đang nảy sinh như sau:

    Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp - một việc tưởng dễ mà hoá khó. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh) trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất. Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phân xử, nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra nếu:

    - các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề;

    - các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của mình để có thể đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác (không may trùng tên) tại các địa bàn khác;

    và những tình huống khác cần chú ý:

    - quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gây khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết, tên thương mại có phạm vi bảo hộ theo khu vực kinh doanh (hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu vực kinh doanh của tên thương mại? Quy định này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn, có thể dùng để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ gây sự quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó, dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.

    - giả sử tên thương mại chỉ có danh tiếng trong một khu vực địa lý nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực tương ứng với khu vực đó không? Chưa có quy định nào nói về vấn đề này.

    - xác định đâu là tên thương mại để làm cơ sở cho việc huỷ bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể chỉ khác nhau về loại hình sản xuất, kinh doanh, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng

    - thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cũng chưa thể áp dụng quy định liên quan đến tên thương mại vì rõ ràng là thiếu quá nhiều điều kiện (không có cơ sở dữ liệu chung, không có cơ sở pháp lý để xác định tên thương mại, khu vực kinh doanh, danh tiếng v.v..). Việc áp dụng (nếu có thể) sẽ kéo dài thời gian thẩm định lên rất nhiều (đi ngược với tiêu chí rút gọn thời gian xử lý). Tuy nhiên, sự phụ thuộc giữa nhãn hiệu và tên thương mại như đã nói ở trên vẫn sẽ được áp dụng (do đã quy định trong Luật SHTT) và đây là quy định mà các doanh nghiệp cần tính đến và vận dụng sao cho linh hoạt trong các tranh chấp thương mại (kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài).

    *Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy ngay là loại hình bảo hộ nào cũng sẽ có những bất cập đặc thù. Vấn đề là doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng linh hoạt những quy định của “cuộc chơi sở hữu công nghiệp” để được đảm bảo vững chắc, ổn định quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #13396   25/04/2008

    kinhbaclaw
    kinhbaclaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tên thương mại và nhãn hiệu

    Cảm ơn bạn MTAThu
     
    Báo quản trị |  
  • #30499   09/11/2008

    phuonggtvt2020
    phuonggtvt2020

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao

    xin quý luật sư tư vấn giúp: Công ty A đăng ký kinh doanh, nhãn mác hàng hoá và sản xuất hàng hoá tại Tỉnh X, hàng hoá sản xuất tại tỉnh X được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao (trên bao bì sản phẩm có lôgô "hàng Việt Nam chất lượng cao"). Đầu năm 2008 Công ty A mua lại nhà máy sản xuất của công ty B tại Tỉnh Y (cty A và Cty B cùng sản xuất 01 loại hàng hoá là phân bón) và đăng ký kinh doanh tên Công ty A-B, hàng hoá được sản xuất, kinh doanh tại Tỉnh Y, bao bì, logo đều giống hệt Công ty A, cơ sở sản xuất là Công ty A-B. vậy xin luật sư cho biết, sản phẩm sản xuất tại tỉnh Y của Công ty A-B có được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao hay không? Việc Công ty A-B dùng nhãn mác, bao bì của Công ty như vậy có hợp lệ không? Xin quý luật sư giới thiệu cho biết văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #30500   09/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Báo Sài Gòn Tiếp Thị là đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp và duy nhất của logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao” theo chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 33.013 do Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp. Danh hiệu HVNCLC là do người tiêu dùng bình chọn và đó là nguyên tắc nhất quán của chương trình.
    Bạn có thể tìm hiểu tại đây: http://www.hvnclc.com.vn/webhvnclc/tintuc/default.asp
     
    Báo quản trị |  
  • #14535   15/11/2008

    hungdinh
    hungdinh

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1342
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đăng ký logo cho Công ty

    Tôi xin hỏi thủ tục và các mẫu văn bản khi đăng ký logo cho DN tại cục sở hữu trí tuệ?
     
    Báo quản trị |  
  • #14536   14/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào bạn

    Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu.

    Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
     

    Bạn xem tại thông tư số 01/2007/TT-BKHCN và tải các biểu mẫu về nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #38888   25/12/2008

    huyen231085
    huyen231085

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng chuyển giao thương hiêu?

    xin tư vấn giúp tôi trình tự thủ tục chuyển giao thương hiêu. Cách lập hợp đông chuyển giao thương hiệu?
     
    Báo quản trị |  
  • #38889   27/11/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Chuyển giao?

    Chuyển giao thương hiệu thực chất là thực hiện việc mua bán thương hiệu! Thương hiệu của DN cũng như là một loại tài sản, bạn phải chứng minh được thương hiệu đó là của mình và đã được bảo hộ hay chưa?
    Bạn cần thỏa thuận cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trước và sau khi chuyển giao, nhưng phải có cam kết thương hiệu đó thuộc về người chuyển nhượng. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp sau khi nhận chuyển nhượng thì trách nhiệm của các bên là như thế nào?
    Hợp đồng này theo tôi thì như các hợp đồng thương mại khác, nhưng đối tượng của hợp đồng là đặc biệt! Do vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên là hết sức chặt chẽ!
    Trong trường hợp thương hiệu đã được bảo hộ thì phải tuân theo Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, phải sang tên và thay đổi nội dung đã đăng ký bảo hộ trước đó!
    Bạn cần tham khảo thêm Luật sở hữu trí tuệ trong trường hợp thương hiệu đã được bảo hộ!
    Chúc thành công!
     
    Báo quản trị |  
  • #38890   25/12/2008

    xuyen81
    xuyen81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    huyen231085 viết:
    xin tư vấn giúp tôi trình tự thủ tục chuyển giao thương hiêu. Cách lập hợp đông chuyển giao thương hiệu?
     
    Báo quản trị |  
  • #31322   11/04/2009

    duongyenanh
    duongyenanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đăng ký bản quyền cho các thông tin trên website

    Công ty tôi hoạt động trên lĩnh vực tư vấn về kỹ thuật công nghệ sản xuất giấy. Bên cạnh đó là cung cấp các thông tin về thị trường ngành giấy. Chúng tôi xây dựng 1 website cung cấp các thông tin về thị trường cũng như công nghệ trong ngành. Các thông tin trên website của chúng tôi do chúng tôi tự tổng hợp, nghiên cứu và viết bài. Một số website khác sử dụng thông tin của chúng tôi mà không ghi rõ nguồn gốc.  Vì vậy chúng tôi muốn đăng ký bản quyền cho các thông tin trên website của mình thì phải làm như thế nào?
    Rất mong nhận được sự trả lời của các Luật sư. Trân trọng cám ơn.

    Dương Yến Anh
    duongyenanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #31323   11/04/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    sở hữu

    Chào bạn.

    Câu này đã có phần trả lời tương tự, bạn vui lòng tham khảo tại địa chỉ:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=11983

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #32104   15/09/2009

    anhgilly
    anhgilly

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào các thành viên trong diễn đàn,^^,mình có 1 số thắc mắc rất cần được các bạn tư vấn!!

    Sắp tới mình dự định mở một cửa hàng kinh doanh ăn uống với món chủ đạo là món bánh mà mẹ mình làm rất đặc biệt.Mình rất muốn đặt tên cho món bánh này theo cách không phải là tiếng Việt(như Kinh đô..) mà bằng tiếng khác như là Omo, Poca, Zon Zon....Đây chính là khúc mắc của mình vì minh đọc trong các tài liệu thì tên doanh nghiệp,thương hiệu phải đặt tiếng Việt nên mình không biết làm sao người ta vẫn đặt được các tên như Violet Diary(shop thời trang), bánh Zon Zon, Poca....Các bạn cho mình hỏi có phải mình lập tên doanh nghiệp (cửa hàng) bằng tiếng Việt rồi đặt tên sản phẩm bằng tiếng gì cũng được không ha các ban?Mình rất cần đặt tên sớm để thiết kế logo cho sản phẩm, mong các bạn có hiểu biết tư vấn giúp mình nha.Mình cám ơn các bạn rất nhiềuu..!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #32105   14/09/2009

    DinhTrang85
    DinhTrang85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    bạn phải lập tên DN bằng tiếng Việt trước, rồi lấy tên tiếng Anh theo nghĩa của tên tiếng việt mà bạn đã đăng kí, ví dụ bạn đặt tên cửa hàng là May mắn... thì tên tiếng Anh của cửa hàng phải là lucky chẳng hạn, về bẳng hiệu của quán, thì bạn phải tuan thủ theo đúng quy định của pl, pháp lệnh về Quảng cáo có qđ cụ thể như sau,

    Điều 6. Nội dung quảng cáo

    1. Nội dung quảng cáo bao gồm thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ.

    2. Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

    Điều 7. Hình thức quảng cáo

    1. Hình thức quảng cáo là sự thể hiện sản phẩm quảng cáo bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, mầu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác.

    2. Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính thẩm mỹ.

    3. Hình thức quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

    Điều 8. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo

    1. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo là tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

    a) Từ ngữ đã được quốc tế hoá, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt;

    b) Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.

    2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì viết tiếng Việt trước, tiếp đến tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài và khổ chữ tiếng dân tộc thiểu số, khổ chữ tiếng nước ngoài không được lớn hơn khổ chữ tiếng Việt.

    như vậy,khi làm bảng hiệu cũng như logo cho sp, bạn phải tuân thủ theo k2 Đ8 pháp lệnh q/c đã nêu trên, chúc bạn kinh doanh phát đạt !

    Cập nhật bởi DinhTrang85 vào lúc 14/09/2009 14:36:59
     
    Báo quản trị |  
  • #32106   15/09/2009

    hongnguyenthuy
    hongnguyenthuy
    Top 500
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2009
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    chào bạn anhgilly

    anhgilly đã hỏi:"Các bạn cho mình hỏi có phải mình lập tên doanh nghiệp (cửa hàng) bằng tiếng Việt rồi đặt tên sản phẩm bằng tiếng gì cũng được không ha các ban"
    trước tiên, mình có thể trả lời với bạn là ĐƯỢC vì:
    - bạn nên phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa. 
    Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Ví dụ: Hai công ty: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An và Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Nam cùng năm trên địa bàn Quận Ba Đình và cùng mua bán Dược phẩm.Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp, bạn phải đặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư) để có thể tiến hành hoạt động. Trong quá trình kinh doanh bạn sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác. Chính vì thế, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và đối ngoại). Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (Viết tắt: NAPHAVINA.,JSC ) NATURAL PHARMACY VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
    Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau, víđụ chocopie, AFC..... Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa. doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại để làm tên nhãn hiệu sản phẩm, nhưng cũng có thể đặt tên sản phẩm khác đi.
    _ vấn đề bạn hỏi ở đây mình nghĩ là bạn muốn đặt tên món bánh mẹ bạn làm theo 1 tên đặc biệt mà ko phải tiếng việt=> liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, chứ ko phải tên thương mại. thế nên mình nghĩ bạn đặt tên gì cũng được, nhưng chú ý mang màu sắc cá nhân độc đáo một chút. bạn cũng lưu ý là người ta đặt ra vấn đề nhãn hiệu và đăng kí nhãn hiệu là nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người như bạn, thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm( có thể gia hạn thêm)
    thân mến
     
    Báo quản trị |  
  • #30590   05/12/2008

    Troublemaker
    Troublemaker

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đăng ký domain name như trademark name

    Công  ty chúng tôi chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử nhập khẩu và đã đăng ký trademark name là Hàng xịn duy nhất. Để quảng bá và phát triển kinh doanh trên Internet, công ty chúng tôi đăng ký domain name là Hàng xịn duy nhất. Tuy nhiên, khi làm thủ tục đăng ký thì biết rằng đã có người đăng ký domain name là Hàng xịn duy nhất rồi. Chúng tôi yêu cầu người đăng ký này phải chấm dứt sử dụng domain name đó cho chúng tôi và phải chuyển giao quyền sở hữu domain name đó cho công ty chúng tôi nhưng không được chấp nhận. Người này trên thực tế không kinh doanh mặt hàng điện tử nhập khẩu như công ty chúng tôi nhưng đã đăng ký domain name giống trademark name của công ty chúng tôi và đề nghị bán lại domain name này cho công ty chúng tôi. Chúng tôi không chấp nhận và muốn khởi kiện ra toà hoặc yêu cầu cơ quan đăng ký tên miền chuyển giao domain name này cho chúng tôi.
    Vậy theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì chúng tôi có đòi lại được domain name nói trên thông qua một trong hai cách nói trên hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #30591   26/11/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không biết ở Việt Nam như thế nào nhưng ở các nước như Úc, Anh, và Mỹ thì đòi lại được

    Hành vi như bạn nói tiếng Anh gọi là cybersquatting, tức là hành vi của những người chuyên đi đăng ký domain name như trademark để nhằm bán lại cho các chủ sở hữu trademark khi họ muốn quảng bá và kinh doanh trên mạng. Có hai cách để đòi lại là: (1) yêu cầu 1 trong các cơ quan sau giải quyết theo thủ tục hành chínhlà Asian Domain Name Dispute Resolution Centre; The National Arbitration Forum ; World Intellectual Property Organization và The Czech Arbitration Court.
    (2) Yêu cầu Toà án giải quyết.
    Cách giải quyết của Toà án Úc: họ sẽ căn cứ vào Trade Practice Act 1974 để giải quyết. Toà án Úc sẽ không áp dụng Trademark Act để giải quyết nếu người đăng ký domain name, gọi là cybersquatter không sử dụng domain name đã đăng ký đó để kinh doanh mặt hàng tương tự như người chủ trademark. Đơn giản họ chỉ đăng ký nhưng không đưa vào sử dụng và chờ thời để bán lại cho chủ trademark.

    2. Ở Anh thì hành vi này được xử lý theo tort of passing off.

    3. Ở Mỹ sẽ áp dụng Dillution Act để xử lý cybersquatting
     
    Báo quản trị |  
  • #30592   26/11/2008

    Troublemaker
    Troublemaker

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn

    Tôi đặt câu hỏi này cho một số luật sư  nhưng chưa nhận được câu trả lời. Tôi nghĩ đây là một vấn đề mới mẻ ở Việt nam, và hình như chưa có nhiều tranh chấp kiểu này xảy ra. Thực tế người ta thường tranh chấp trademark không liên quan đến domain name. Nhưng tôi nghĩ loại tranh chấp này trong tương lai sẽ phổ biến vì chính sách đăng ký của cơ quan quản lý tên miền việt nam cũng giống quốc tế là first come, first served. Do đó, cứ ai đăng ký trước là được trước. Cái khó của việc đòi lại trademark được đăng ký như domain name là những cybersquaters sẽ đăng ký những trademark nổi tiếng như domain name nhưng lại không sử dụng cho mục đích thương mại (để kinh doanh mặt hàng, dịch vụ tương tự như mặt hàng, dịch vụ của trademark owners hoặc đề nghị bán lại cho trademark owners ) thì những trademark ownwers sẽ không đăng ký được trademark của họ trên Internet.
    Dù sao tôi vẫn muốn nghe các luật sư việt nam cho ý kiến về việc giải quyết vấn đề này theo luật sở hữu trí tuệ việt nam và các luật liên quan như thế nào.
     
    Báo quản trị |  
  • #30593   04/12/2008

    ONENIGHTSTAND
    ONENIGHTSTAND

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bổ sung cách giải quyết vấn đề này ở Trung quốc

    Từ năm 2006, China Internet Network Information Center (CNNIC) áp dụng "The China Internet Network Information Center Domain Name Dispute Resolution Policy" để giải quyết cybersquatting. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định nói trên bị chỉ trích dữ dội vì nó không chấp nhận việc khiếu nại đòi lại domain name đã đăng ký từ 2 năm trở lên. Điều này có nghĩa là tạo điều kiện cho các cybersquatters làm ăn khi đăng ký những trade mark name nổi tiếng như domain name rồi không sử dụng trong vòng 2 năm. Hết 2 năm các cybersquatters bắt đầu mới đề nghị bán lại cho các trade mark owners kèm thêm lời đe doạ nếu không mua thì sẽ bán cho các đối thủ cạnh tranh của trade mark owners. Cũng cần nói thêm là việc đăng ký domain name có thể bị từ chối hoặc thu hồi nếu trong vòng 2 năm  bị cơ quan đăng ký xác định việc đăng ký đó là bad faith registration  hoặc viịec đăng ký đó có mục đích để thực hiện bad faith activity . Trong trường hợp mà cybersquatters đăng ký trade mark như domain name mà lại không sử dụng domain đó thì trademark owners cũng không khiếu nại được vì hành vi đăng ký xong rồi không sử dụng đó không được coi là bad faith registration.
    Đồng thời hành vi đề nghị bán lại như nói trên cũng không được coi là bad faith activity vì đã quá thời hạn hai năm nói trên.
    Như vậy trade mark owners chỉ còn nước thoả thuận để mua lại domain vì giá bán domain name thường thấp hơn tổng chi phí để kiện ra toà án. Giá bán domain name vào khoảng 20.000 USD.

    Nguồn:
    New Dispute Resolution Policy: Cyber-squatting Made Easier. 2006. China Law & Practice, May 1, 44.
     
    Báo quản trị |