Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Chủ đề   RSS   
  • #4269 26/10/2009

    NGAHD

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú


    XIN NHỜ LUẬT SƯ TƯ VẤN GIÚP TÔI TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOẠI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÍCH LẬP QUỸ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM NHƯ SAU: 

    1/ Đối với thuế Thu nhập cá nhân:

    Công ty tôi thuộc loại hình doanh nghiệp chế xuất, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Có công ty mẹ đặt tại Nhật Bản, công ty tôi hoạt động độc lập.

    Do Công ty mới thành lập, sản xuất chưa đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật nên công ty mẹ thường xuyên cử các chuyên gia (nhân viên công ty mẹ) sang support kỹ thuật, chi phí đi lại (tiền vé máy bay), công tác phí do công ty mẹ trả tại đầu nước ngoại.

    Công ty tôi chỉ thanh toán tiền khách sạn (chi phí này được xuất hóa đơn đỏ hợp lệ, trên hóa đơn chỉ ghi Tiền phòng tháng 9/2009). Những chuyên gia này không có thu nhập tại Việt Nam, lương hưởng bên đầu nước ngoài, công ty tôi không phải trả tiền phí hỗ trợ kĩ thuật.

    Tuy nhiên xét tổng trong một năm thì số ngày ở tại Việt Nam của các chuyên gia này đạt là "cá nhân cư trú" theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

    Vậy những chuyên gia này có phải đóng thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam không? Nếu phải đóng thì dựa trên cơ sở nào để tính thuế?
    Cách ghi hóa đơn như trên có hợp lệ không, hay phải lập bảng kê cụ thể số người, tên, số ngày sử dụng, tổng tiền?
    Xin nhờ luật sư giải đáp giúp tôi trường hợp này và có thể tư vấn giúp tôi văn bản cụ thể của Nhà nước quy định nội dung này được không ạ?

    2/ Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

    Từ 01/01/2009 áp dụng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc trích 2% (người sử dụng lao động và người lao động đều đóng góp 1%). Trong kế toán có phát sinh thêm quỹ trợ cấp mất việc làm (Tài khoản 351). Vậy từ năm 2009, tại doanh nghiệp nước ngoài có trích lập thêm quỹ này không hay chỉ trích bảo hiểm thất nghiệp.

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.
    Xin Ông vui lòng giải đáp giúp tôi câu hỏi và gửi giúp tôi vào địa chỉ mail: nguyetnga1912@gmail.com
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 22/09/2010 04:40:22 PM Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 25/04/2010 03:56:40 PM
     
    9653 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4270   26/10/2009

    huelaw
    huelaw

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 294
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOẠI TẠI VIỆT NAM

    1. Về Thuế thu nhập cá nhân

    Thuế thu nhập cá nhân không phân biệt người Việt Nam, Việt kiều hay người nước ngoài mà theo tiêu thức cư trú. Nếu các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam (ở công ty bạn) được xác định là “cá nhân cư trú” thì theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8-9-2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN thì đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

    Như vậy các chuyên gia Nhật Bản (cá nhân cư trú) đang làm việc tại công ty bạn phải đóng thuế thu nhập phát sinh tại Việt Nam (nếu có), và thu nhập phát sinh do công ty ở nước ngoài (Nhật) chi trả.

    Về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần được quy định tại khoản 4, Mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC.

    Các cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác số ngày có mặt tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế để tính thời gian cư trú và tính thu nhập phải nộp tại Việt Nam.

    Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, cá nhân phải xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài, kèm theo thư xác nhận thu nhập hàng năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN va hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ.

    Cách tính: Các cá nhân kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng.

    Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và biểu thuế tính số thuế phải nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa cần hoàn lại).

    Lưu ý : Việt Nam đã ký hiệp đính tránh đánh thuế 2 lần với trên 45 nước  để đảm bảo thuế TNCN không bị đánh trùng ở 2 nơi.

    Hồ sơ khai thuế và cách tính cụ thể bạn cần liên hệ đến Chi cục thuế nơi các cá nhân cư trú để được hướng dẫn chi tiết hơn.

    2. Về Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

    Huất phát từ quy định “Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc” (Khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, khoản 1 Điều 41 Nghị định 127/2008/NÐ-CP ngày 12/12/2008) nên nếu từ 1.1.2009  doanh nghiệp đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp thì riêng đối với doanh nghiệp, khi đã trích nộp BHTN theo nghĩa vụ (1%) của mình thì  không phải trích lập quỹ dự phòng cho việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc (từ 2-3%) như trước đó nữa.

    Theo quy định trên, trường hợp công ty bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1-1-2009 thì khi NLĐ nghỉ việc, công ty vẫn phải chi trả trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc) cho người lao động đối với thời gian từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc cho đến ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian từ ngày 1.1.2009 trở về sau thì công ty mới không trả trợ cấp thôi việc mà thay bằng trợ cấp thất nghiệp (do quỹ BHTN chi trả) nếu NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng BHTN cho thời gian tham bảo hiểm thất nghiệp.

    Ths.Ls. Nguyễn Văn Phước
    Văn phòng Luật sư Huế
    31 Tố Hữu, thành phố Huế - 0543.816818

     


    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 22/09/2010 04:45:31 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #4278   29/10/2009

    NGAHD
    NGAHD

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chân thành cảm ơn Luật sư đã giải đáp giúp tôi.

    Tôi xin có một số thắc mắc nhờ Luật sư xem xét giúp tôi.

    1. Về Thuế thu nhập cá nhân
    Đối với trường hợp các nhân cư trú của công ty tôi như trên. Chuyên gia nước ngoài (cá nhân cư trú) họ không phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Nếu như họ đã đóng thuế TNCN cho tổng thu nhập họ nhận được bên Nhật Bản (gồm cả những ngày họ sang công tác tại Việt Nam), thì tại Việt Nam sẽ không phải tính thuế TNCN đúng không ạ?

    Về quyết toán thuế TNCN: khi tiến hành kiểm tra quyết toán thuế cơ quan Thuế có tiến hành kiểm tra các giấy tờ liên quan ở các cơ quan liên quan như cục xuất nhập cảnh ..., vi sa để có cơ sở xác định cá nhân nước ngoài đến làm việc tại đâu không ạ?

    Công ty tôi có một số người nước ngoài làm việc cố định tại công ty đã đăng ký thu nhập toàn cầu và nộp thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với các chuyên gia này, công ty chúng tôi chỉ thanh toán tiền khách sạn, họ cũng không có thu nhập tại Việt Nam, họ sang làm việc theo chỉ thị công ty mẹ hỗ trợ kỹ thuật thời gian đầu khi công ty chưa đảm bảo kỹ thuật.

    Vậy có cách nào để chúng tôi không phải nộp khoản thuế này mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật, đặc biệt khi bên thuế vào kiểm tra và rà soát thuế thu nhập cá nhân không ạ.

    Xin nhờ Luật sư tư vấn và hỗ trợ giúp tôi.

    2. Về trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
    Nếu công ty tôi thực hiện đúng theo luật định, bắt đầu từ 1.1.2009 đóng 2% BHTN (gồm chủ doanh nghiệp 1% và người lao động 1%) thì khi người lao động của công ty nghỉ việc công ty sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định (ví dụ làm đủ 1 năm công ty trả 0.5 tháng lương) phải không ạ? Nếu công ty vẫn chi trả thì đây được coi là quy định riêng của công ty đúng không ạ, chi phí này có được coi là chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp không ạ?

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 22/09/2010 04:46:28 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #4279   29/10/2009

    huelaw
    huelaw

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 294
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    1. Về vấn đề thuế TNCN

    Như đã đề cập, đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập. Do đó, dù không có thu nhập tại VN, nhưng các cá nhân nước ngoài vẫn phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài.

    Tuy nhiên, trường hợp thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế TNCN theo quy định của Luật Thuế TNCN của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài.

    Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế (điểm 2.9.1 mục II phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008). Hơn nữa, giữa Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần (ngày 24/10/1995 tại Hà Nội), do đó thu nhập của các chuyên gia này sẽ không bị đánh thuế trùng (đánh hai lần). Số thuế đã nộp tại Nhật sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo biểu thuế của luật Việt Nam (cơ quan thuế Việt Nam sẽ không hoàn lại nếu số thuế phải nộp tính theo luật Việt Nam ít hơn luật Nhật Bản).

     Về quyết toán thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm: (xem khoản 2.3, mục II, phần D Thông tư 84)

    - Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư 84/2008/TT-BTC.

    - Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm.

    - Trường hợp nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 84/2008/TT-BTC

    Chi tiết thủ tục khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài vào thuế phải nộp Việt Nam, thủ tục quyết toán thuế tốt nhất bạn cần liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn. Lưu ý, một trong những tài liệu quan trọng nhất là những chứng từ, tài liệu chứng minh khoản thuế đã thực nộp tại Nhật, mã số thuế tại Nhật. Thông thường, những tài liệu này không phải là tiếng Việt nên cơ quan thuế có thể sẽ yêu cầu phải dịch ra tiếng Việt, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự cho những tài liệu này. 

    Các chi phí thanh toán tiền khách sạn  phát sinh trong tài khoản kế toán của công ty (chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập) và chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế và kế toán.

    2. Về trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

    Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP ngày 12/12/2008 hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản HĐLĐ, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành”.

    Theo quy định trên, trường hợp công ty bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1-1-2009 thì khi NLĐ nghỉ việc, công ty vẫn phải chi trả trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc) cho người lao động đối với thời gian từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc cho đến ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian từ ngày 1.1.2009 trở về sau thì công ty mới không trả trợ cấp thôi việc mà thay bằng trợ cấp thất nghiệp (do quỹ BHTN chi trả) nếu NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng BHTN cho thời gian tham bảo hiểm thất nghiệp.
    Ths.Ls. Nguyễn Văn Phước
    Văn phòng Luật sư Huế
    31 Tố Hữu, thành phố Huế. Tel: 0543.816818


     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: