Thuế đối với Nông, Lâm, Thủy sản, kê khai hay không kê khai, TS 5% hay không chịu thuế

Chủ đề   RSS   
  • #308216 27/01/2014

    Thuế đối với Nông, Lâm, Thủy sản, kê khai hay không kê khai, TS 5% hay không chịu thuế

    Xin Luật sư cho hỏi:

    Bạn Minh Trọng (ban thư ký luật thư viện pháp luật) CÓ BÀI THÊM ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ.

    Trong đó có nêu: "Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường được bán cho DN, HTX (#00ff00">không phân biệt có phải là hàng hóa tự sản xuất, đánh bắt hay không).".

    Nhưng, trong Luật thuế GTGT hợp nhất (khoản 1 điều 5) có ghi: "sản phẩm chăn nuôi..........của tổ chức, cá nhân #ffff00">tự sản xuất đánh bắt..........."

    Như vậy, phải hiểu khoản 1 điều 5 Luật thuế GTGT hợp nhất thế nào cho đúng?

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 12/02/2014 06:24:22 CH Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 12/02/2014 06:20:16 CH
     
    73614 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn QUANGSAN vì bài viết hữu ích
    ThanhML (23/07/2014) thuha_phumy (03/05/2014) lenguyenquynhnhu (13/02/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #318510   15/04/2014

    Olympios
    Olympios
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2013
    Tổng số bài viết (121)
    Số điểm: 712
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 67 lần


    bluesky1984 viết:

    Hehe, thấy em cũng háo hức tò mò tìm hiểu văn bản quá nhỉ?

    Nếu để làm rõ thắc mắc của em, chắc em phải mời chị cà phê, ngồi đàm đạo trực tiếp may ra mới clear được.

    Trước tiên, em tham khảo theo đường link dưới đây, và Điều 12, Điều 13 của thông tư 219/2013/TT-BTC nhé.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/doanh-nghiep-moi-chet-do-vi-hoa-don-co-kien-duoc-co-quan-thue-hay-khong-109948.aspx

    Hi chị, thế bữa nào chị em mình đi cafe nhỉ! Em cũng muốn học hỏi thêm nhiều nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #314902   21/03/2014

    qh2009
    qh2009

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào cả nhà,

    Mình làm công văn hỏi thuế thì được hướng dẫn như sau:

    1. Bán cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì ko có thuế

    2. Không phải trường hợp 1 thì thuế =5%

    Để xác định doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bên mua ký cam kết với bên bán là những hàng hóa trên mua về để kinh doanh thương mại thì xuất hóa đơn không thuế

     

    Cả nhà nghiên cứu nhé

     

     
    Báo quản trị |  
  • #314906   21/03/2014

    Olympios
    Olympios
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2013
    Tổng số bài viết (121)
    Số điểm: 712
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 67 lần


    qh2009 viết:

    Chào cả nhà,

    Mình làm công văn hỏi thuế thì được hướng dẫn như sau:

    1. Bán cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì ko có thuế

    2. Không phải trường hợp 1 thì thuế =5%

    Để xác định doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bên mua ký cam kết với bên bán là những hàng hóa trên mua về để kinh doanh thương mại thì xuất hóa đơn không thuế

     

    Cả nhà nghiên cứu nhé

     

    Cái này cũng giống như hướng dẫn trong TT 219 và CV 586, bán cho DN và HTX.

    Như  vậy thì cá nhân và hộ kinh doanh cứ mua để dùng hoặc bán lẻ rồi khai tên 1 DN vớ vẩn nào đó mua  để né Thuế thì có mà quản lý vào mắt,

     
    Báo quản trị |  
  • #314937   21/03/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Hazz, đầy dẫy văn bản ra, sao ko trích ra thảo luận, TT đó, NĐ đó, vô thẳng vấn đề có phải hay hơn lòng vòng ko?

     
    Báo quản trị |  
  • #314996   22/03/2014

    qh2009
    qh2009

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thảo luận làm cái j nữa chứ????? công văn thuế hướng dẫn cứ thế mà áp dụng thôi để đầu óc làm việc khác đi cho đỡ mệt

     
    Báo quản trị |  
  • #315077   22/03/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    qh2009 viết:

    Thảo luận làm cái j nữa chứ????? công văn thuế hướng dẫn cứ thế mà áp dụng thôi để đầu óc làm việc khác đi cho đỡ mệt

    Hehe, thích an nhàn, theo răm rắp, sau này DN lãnh hết nhé. CV ko ổn, mặc dù đã hàng loạt CV từ trên xuống.

     
    Báo quản trị |  
  • #318705   16/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào các MB!

    Tôi xin được hỏi một vấn đề như sau:

    Hiện nay, Đơn vị chúng tôi đang thực hiện thu mua gỗ tròn (Gỗ keo, Bạch đàn) của người dân trực tiếp trồng ra (Có Đơn xin khai thác, Bảng dự kiến sản phẩm khai thác, Bảng kê lâm sản được UBND xã và Hạt kiểm lâm sở tại xác nhận) sau đó bán lại cho các công ty khai thác than thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Đơn vị hiện đang lập hóa đơn bán hàng với thuế suất thuế GTGT là 10%.

              Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và Công văn số 586/TCT-CS ngày 27/02/2014 của Tổng cục thuế, Đơn vị hiểu là: Hàng hóa là gỗ tròn (Gỗ keo, bạch đàn) mà Đơn vị thu mua của người dân trực tiếp trồng ra (Đơn vị chỉ phân loại hoặc cắt khúc để thành các sản phẩm như: gỗ chống, chèn, thìu, văng…) và bán lại cho các công ty khai thác than, đơn vị không phải kê khai nộp thuế GTGT cho hàng hóa trên. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. 

    Vậy, Tôi xin hỏi:

    Sản phẩm gỗ chống, gỗ chèn, gỗ thìu, gỗ văng… có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng (Keo, Bạch đàn) của Đơn vị chúng tôi như đã trình bày ở trên có thuộc đối tượng không phải kê khai và tính thuế GTGT hay không?

    Cảm ơn mọi người rất nhiều!

     
    Báo quản trị |  
  • #319002   17/04/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    cuonglamnghiepvd viết:

    Chào các MB!

    Tôi xin được hỏi một vấn đề như sau:

    Hiện nay, Đơn vị chúng tôi đang thực hiện thu mua gỗ tròn (Gỗ keo, Bạch đàn) của người dân trực tiếp trồng ra (Có Đơn xin khai thác, Bảng dự kiến sản phẩm khai thác, Bảng kê lâm sản được UBND xã và Hạt kiểm lâm sở tại xác nhận) sau đó bán lại cho các công ty khai thác than thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Đơn vị hiện đang lập hóa đơn bán hàng với thuế suất thuế GTGT là 10%.

              Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và Công văn số 586/TCT-CS ngày 27/02/2014 của Tổng cục thuế, Đơn vị hiểu là: Hàng hóa là gỗ tròn (Gỗ keo, bạch đàn) mà Đơn vị thu mua của người dân trực tiếp trồng ra (Đơn vị chỉ phân loại hoặc cắt khúc để thành các sản phẩm như: gỗ chống, chèn, thìu, văng…) và bán lại cho các công ty khai thác than, đơn vị không phải kê khai nộp thuế GTGT cho hàng hóa trên. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. 

    Vậy, Tôi xin hỏi:

    Sản phẩm gỗ chống, gỗ chèn, gỗ thìu, gỗ văng… có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng (Keo, Bạch đàn) của Đơn vị chúng tôi như đã trình bày ở trên có thuộc đối tượng không phải kê khai và tính thuế GTGT hay không?

    Cảm ơn mọi người rất nhiều!

    Trước khi trả lời câu hỏi của bạn. Bạn có thể mô tả, sản phẩm gỗ chống, gỗ chèn, gỗ thìu, gỗ văng... là những sản phảm như thế nào. Từ gỗ keo, bạch đàn mua từ người nông dân ra, qua qui trình thế nào để thành gỗ chống, gỗ chèn....Đặc tính từng sản phẩm để bán này như thế nào? Bạn vui lòng nói rõ nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (22/04/2014)
  • #318918   17/04/2014

    qh2009
    qh2009

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình sẵn sàng, cái gì chứ cafe thì ok luôn

     
    Báo quản trị |  
  • #319268   18/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Gỗ chống, chèn, thìu, văng là gỗ tròn đã được cắt khúc theo kích thước: Đường kính từ 6 - 20 cm; dài từ 2,2 - 4,0 m. Chủ yếu là gỗ keo, bạch đàn - Gỗ rừng trồng của hộ gia đình và cá nhân trực tiếp trồng ra (Hộ nhận khoán đất lâm nghiệp).

    Đơn vị chúng tôi thu mua gỗ tròn đã cắt khúc của người dân.

    Quy trình: Người dân trồng cây (Keo, Bạch đàn) trên phần diện tích đất rừng đã được giao khoán ----> Sau chu kỳ từ 5 - 7 năm, cây lớn lên thì người dân tự chặt (khai thác), sau đó cắt khúc theo yêu cầu về quy cách, chủng loại gỗ của bên mua (Bên công ty). Sau đó Bên mua sẽ thuê người hoặc người dân tự bốc xếp lên xe và vận chuyển đến nơi tiêu thụ (các công ty khai thác than hầm lò). 

    Cục Thuế thì trả lời là: "Trường hợp Công ty mua gỗ để bán thì mặt hàng gỗ ở khâu kinh doanh thương mại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 10%"

    Kính mong các Luật sư, bạn đọc am hiểu trả lời giúp cho tôi!

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamnghiepvdkt vì bài viết hữu ích
    hoamantrang381 (21/04/2014)
  • #319381   18/04/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    cuonglamnghiepvd viết:

    Gỗ chống, chèn, thìu, văng là gỗ tròn đã được cắt khúc theo kích thước: Đường kính từ 6 - 20 cm; dài từ 2,2 - 4,0 m. Chủ yếu là gỗ keo, bạch đàn - Gỗ rừng trồng của hộ gia đình và cá nhân trực tiếp trồng ra (Hộ nhận khoán đất lâm nghiệp).

    Đơn vị chúng tôi thu mua gỗ tròn đã cắt khúc của người dân.

    Quy trình: Người dân trồng cây (Keo, Bạch đàn) trên phần diện tích đất rừng đã được giao khoán ----> Sau chu kỳ từ 5 - 7 năm, cây lớn lên thì người dân tự chặt (khai thác), sau đó cắt khúc theo yêu cầu về quy cách, chủng loại gỗ của bên mua (Bên công ty). Sau đó Bên mua sẽ thuê người hoặc người dân tự bốc xếp lên xe và vận chuyển đến nơi tiêu thụ (các công ty khai thác than hầm lò). 

    Cục Thuế thì trả lời là: "Trường hợp Công ty mua gỗ để bán thì mặt hàng gỗ ở khâu kinh doanh thương mại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 10%"

    Kính mong các Luật sư, bạn đọc am hiểu trả lời giúp cho tôi!

    Xin chân thành cảm ơn!

    Mô hình bạn khoán đất nông nghiệp cho người dân trồng cây, thì khi công ty mua lại gỗ cắt khúc, nghĩa là mô hình ở khâu thương mại, không còn là mô hình nông dân tự trồng bán ra. 

    Về sản phẩm gỗ, cắt khúc thì đúng là sản phẩm trồng trọt qua sơ chế. Tuy nhiên, lại thêm yêu cầu gỗ cắt khúc phải đúng qui cách, phải phân loại gỗ....Như vậy, người trồng, họ phải thuê nhân công đốn gỗ xuống, phân loại gỗ, đo đạc đúng qui cách.... thì mới có thể bán được. vậy lúc này mới được xem là sản phẩm bán ra. Và phải qua qui trình hẳn hỏi, nên Cục thuế hướng dẫn TS 10% là đúng đó bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (22/04/2014)
  • #319645   21/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Rất cảm ơn bạn đã trao đổi, trả lời cho mình.

    Tuy nhiên, mình thấy Khoản 5 điều 5 TT219 và mục 3 CV586 nói rất rõ về trường hợp của cty thu mua gạo của người dân trồng ra. 

    Người dân để bán được gạo cho các Công ty thu mua thì sau khi thu hoạch lúa về phải tự đem đi xay, xát để có được hạt gạo sau đó đóng bao và chuyển đến Công ty thu mua gạo. Vậy quy trình thu mua gạo cũng không khác gì quy trình thu mua gỗ. 

    Vậy vấn đề đặt ra là: Gạo có giống gỗ keo, bạch đàn hay ko?

    Mình thấy mỗi cục thuế hướng dẫn thực hiện TT219 khác nhau. Vậy rốt cuộc thì sản phẩm gỗ trên có phải là "Sản phẩm trồng trọt" hay không? và tại KHOẢN 5 ĐIỀU 5 TT 219 VÀ MỤC 3 CV586 có nói thì mọi người hiểu thế nào?

    Mình thấy vấn đề này còn nhiều tranh cãi đồng thời cũng chưa được thấy thỏa mãn với những trả lời của bluesky1984. 

     
    Báo quản trị |  
  • #319984   22/04/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    cuonglamnghiepvd viết:

    Rất cảm ơn bạn đã trao đổi, trả lời cho mình.

    Tuy nhiên, mình thấy Khoản 5 điều 5 TT219 và mục 3 CV586 nói rất rõ về trường hợp của cty thu mua gạo của người dân trồng ra. 

    Người dân để bán được gạo cho các Công ty thu mua thì sau khi thu hoạch lúa về phải tự đem đi xay, xát để có được hạt gạo sau đó đóng bao và chuyển đến Công ty thu mua gạo. Vậy quy trình thu mua gạo cũng không khác gì quy trình thu mua gỗ. 

    Vậy vấn đề đặt ra là: Gạo có giống gỗ keo, bạch đàn hay ko?

    Mình thấy mỗi cục thuế hướng dẫn thực hiện TT219 khác nhau. Vậy rốt cuộc thì sản phẩm gỗ trên có phải là "Sản phẩm trồng trọt" hay không? và tại KHOẢN 5 ĐIỀU 5 TT 219 VÀ MỤC 3 CV586 có nói thì mọi người hiểu thế nào?

    Mình thấy vấn đề này còn nhiều tranh cãi đồng thời cũng chưa được thấy thỏa mãn với những trả lời của bluesky1984. 

    Có gì mà chưa thỏa hay thỏa, gỗ muốn bán được phải qua một qui trình, qui cách như vậy mới thành SP để bán được, nên thuế suất là 10% là đúng rồi.

    Còn nếu bạn muốn biết thuế mỗi nơi mỗi kiểu, thì show văn bản của thuế ra. Mình chỉ điểm đúng sai của văn bản của các Bác thuế cho bạn xem.

    Vấn đề hơi nhạy cảm, cả cơ quan TW còn đang rối huống chi là các Cục thuế địa phương.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (22/04/2014)
  • #319718   21/04/2014

    hoamantrang381
    hoamantrang381

    Female
    Sơ sinh

    Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong ví dụ 19, khoản 5, điều 5, TT 219 có phân biệt doanh nghiệp mua lại gạo để dùng cho các mục đich khác nhau, thì áp thuế hoặc không áp thuế.

    Nhưng trong CV 586 thì lại không phân biệt mục đích mua lại gạo để làm gì. Trích dân :"Trường hợp Công ty B bán gạo cho Công ty C (không phân biệt Công ty C mua về để tiếp tục sản xuất, để xuất khẩu, để bán ra hay để tiêu dùng) thì Công ty B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty C.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamantrang381 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (22/04/2014)
  • #319975   22/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn bạn hoamantrang381!

    Đúng rồi, bởi vì nếu không có công văn 586 thì chắc có lẽ mỗi người hiểu một kiểu! Theo tớ được học và hiểu rằng đối với một số trường hợp Thông tư ra đời mà chưa rõ một số vấn đề thì Tổng cục Thuế sẽ ra công văn để hướng dẫn các Cục Thuế và Doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư. Và lúc này, cơ sở để thực hiện thì ta căn cứ vào CÔNG VĂN hướng dẫn là cụ thể nhất, chính xác nhất.

    Đó là lý do tại sao Tổng cục Thuế lại có công văn hướng dẫn tuyên truyền và thực hiện theo thông tư của BTC.

    Quay trở lại về gỗ trụ mỏ rừng trồng. Mình vẫn băn khoăn và muốn hỏi:

    1) Gỗ Keo, Bạch đàn như mình đã nêu có phải là sản phẩm trồng trọt không?

    2) Gỗ trụ mỏ (có nguồn gốc từ gỗ keo, bạch đàn) có phải là sản phẩm chỉ qua sơ chế thông thường không?

    3) Việc thu mua gỗ trụ mỏ (Gỗ keo, Bạch đàn) từ cá nhân, hộ gia đình trồng ra và bán lại cho các công ty khai thác than có được coi là ở khâu kinh doanh thương mại hay không?

    Thanks các bạn nhiều!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamnghiepvdkt vì bài viết hữu ích
    hoamantrang381 (24/04/2014)
  • #320048   22/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Gửi bạn Bluesky1984 xem giúp mình với!

     

    TỔNG CỤC THUẾ                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                  ­                                                                        

                 Số:  1102 /CT-TTHT                             Khánh Hòa, ngày 11  tháng  03  năm 2014.

            V/v thuế suất thuế GTGT

       đối với sản phẩm gỗ rừng trồng

     

    Kính gửi: Công ty Liên doanh TNHH Trồng và Chế biến

    Cây Nguyên liệu Giấy Xuất khẩu Cát Phú

    (Địa chỉ: Thôn Phước Trung, Xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang,

    tỉnh Khánh Hòa - Mã số thuế: 4200467550)

    Trả lời công văn số 31/2014 ngày 25/02/2014 của Công ty Liên doanh TNHH Trồng và Chế biến Cây Nguyên liệu Giấy Xuất khẩu Cát Phú (Công ty) về thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với sản phẩm gỗ rừng trồng và sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa có ý kiến như sau:

     Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT (sau đây gọi tắt là Thông tư 219) quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

    “1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

    Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

    Tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219 quy định về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT:

    5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.”

    Tại Điều 11 Thông tư 219 quy định về các trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%:

    Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

    Căn cứ các quy định trên thì kể từ ngày 01/01/2014 việc áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với các sản phẩm gỗ rừng trồng và sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng trong các trường hợp Công ty hỏi được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp các Công ty Lâm nghiệp tự tổ chức trồng rừng và bán sản phẩm gỗ rừng trồng chưa qua chế biến cho Công ty thì trường hợp này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 219 nêu trên. Hóa đơn xuất cho Công ty là hoá đơn không có thuế GTGT, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

    2. Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh thương mại (nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) bán sản phẩm gỗ rừng trồng chưa qua chế biến cho Công ty (cũng là một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thì trường hợp này thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219 nêu trên. Hóa đơn xuất cho Công ty là hoá đơn không có thuế GTGT, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

    3. Trường hợp Công ty xuất bán nội địa đối với thành phẩm sản xuất ra là mặt hàng dăm gỗ (là sản phẩm đã qua chế biến từ các loại gỗ rừng trồng) thì trường hợp này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất thuế GTGT phổ thông là 10% (không phân biệt người mua là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp nào) theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219 nêu trên.

    Vậy Cục Thuế trả lời Công ty được biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được trích dẫn và nội dung hướng dẫn tại công văn này./.

     

    Nơi nhận:                                                                                             KT. CỤC TRƯỞNG

    - Như trên;                                                                  PHÓ CỤC TRƯỞNG    

    - Phòng: THNVDT, TTr, KTr1,2,3;                                

    - Lưu: VT, TTHT (2b) Hồng.

                                                                                                        Đã ký

                                                                                       

                                                                            Trần Sỹ Quân

     
    Báo quản trị |  
  • #320264   23/04/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Chào bạn Cuonglamnghiepvd,

    Đi theo từng câu trả lời của cơ quan thuế nhé.

    "1. Trường hợp các Công ty Lâm nghiệp tự tổ chức trồng rừng và bán sản phẩm gỗ rừng trồng chưa qua chế biến cho Công ty thì trường hợp này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 219 nêu trên. Hóa đơn xuất cho Công ty là hoá đơn không có thuế GTGT, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ."

    --> Nếu Cty Lâm Nghiệp tự tổ chức trồng rừng, thuê nhân công trồng, chăm sóc, hoặc khoán đất cho nông dân trồng lấy công, đất, giống, phân bón... Công ty cấp thì thuộc trường hợp DN tự nôi trồng, và khi bán ra sản phẩm rừng trồng chưa qua chế biến thành sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì thuộc khoản 1, Điều 4 của TT 219 là đúng. Hóa đơn xuất ra, không có thuế, vì sp lúc này thuộc đối tượng không chịu thuế. Xuất hóa đơn bán hàng thông thường, hoặc hóa đơn GTGT, giá trị ko có thuế, phần thuế, không ghi gạch bỏ (gạch chéo, hoặc đánh dấu "x").

    "2. Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh thương mại (nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) bán sản phẩm gỗ rừng trồng chưa qua chế biến cho Công ty (cũng là một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thì trường hợp này thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219 nêu trên. Hóa đơn xuất cho Công ty là hoá đơn không có thuế GTGT, trên hóa đơn ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ."

    --> DN kê khai PP khấu trừ, bán sản phẩm rừng trồng chưa chế biến hoặc qua sơ chế ở khấu kinh doanh thương mại, thì có hai trường hợp.

    1. Bán cho DN kê khai PP khấu trừ thì không cần kê khai, tính thuế. Các DN nếu đã lỡ xuất hóa đơn có thuế, thì xuất hóa đơn điều chỉnh theo tinh thần CV 586. 

    2. Bán cho DN kê khai PP kê khai thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc hộ kinh doanh, cá nhân, cá thể thì tính thuế 5%. 

    Cái khó là phải phân biệt đối tượng, xác minh đối tượng đúng để áp dụng thuế suất.

    Đối với khoản 2 này, thuế KH trả lời đúng theo khoản 5 Điều 5, khoản 5 Điều 10 của TT 219. Tuy nhiên còn một điểm sót và gây tranh cãi nữa ở KHoản 7 Điều 10 của TT 219, cũng là khâu kinh doanh thương mại, nhưng lại tính thuế 5%, không còn phân biệt các điều khoản của những Điều trên khiến DN bối rối áp dụng. 

    7. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

    Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.

    Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

    Vậy giải pháp là CV các bác thuế hướng dẫn sao thì cứ thế mà theo mà làm, vậy khi quyết toán 3 bên thì làm thế nào? Lỗi dù về phần ai, thì trên thực tế DN luôn thiệt thòi.

    "3. Trường hợp Công ty xuất bán nội địa đối với thành phẩm sản xuất ra là mặt hàng dăm gỗ (là sản phẩm đã qua chế biến từ các loại gỗ rừng trồng) thì trường hợp này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất thuế GTGT phổ thông là 10% (không phân biệt người mua là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp nào) theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219 nêu trên."

    TH này, Cty chế biến gỗ trồng thành sản phẩm mặt hàng dăm gỗ mới bán ra được, về cấu hình SP không còn nguyên vẹn là khúc gỗ được cưa từ cây trồng (SP qua sơ chế cắt, gọt), SP bán ra phải qua một qui trình chế biến, chi phí để thành SP bán ra, nên thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% là đúng.

    Tuy nhiên, trả lời cho bạn xong, mình thấy bài hỏi của bạn mang tính chất nghiên cứu nhiều hơn là hỏi vấn đáp thực tiễn. Có nhiều lý do để mình nói như vậy:

    1. Công văn bạn show ra không hoàn toàn hớp với vấn đề bạn đã đề cập thảo luận ở trên.

    2. Bạn ở Quảng Ninh, nhưng công văn bạn show thuộc Cục thuế Khánh Hòa. 

    Anyway, bạn cũng có tinh thần học hỏi, tìm tòi. Well come bạn 

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 23/04/2014 10:02:25 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (25/04/2014)
  • #320547   25/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Thanks bluesky1984 nhiều nhiều!

    Trước tiên, sorry vì mình up CV của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.

    Vì là không biết đính kèm file .pdf của CV Cục Thuế QN nên tớ đã mới chỉ trích dẫn công văn của CT đồng thời muốn gửi CV của CT Khánh Hòa để mọi người thấy được sự thống nhất giữa các Cục Thuế là không cao. Mỗi Cục Thuế hiểu và trả lời DN một kiểu. Vì thế làm cho doanh nghiệp rất bối rối.

    Tớ muốn chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các bạn, do vậy mới nếu vấn đề để nhờ mọi người phân tích kỹ để hiểu một cách cặn kẽ. Chứ Cục Thuế hướng dẫn hàng hóa của cty tớ vẫn thuộc nhóm thuế suất 10% thì chúng tớ vẫn phải thực hiện thôi.

    Rất cảm ơn bluesky1984, hoamantrang381 và các bạn khác có quan tâm đến lĩnh vực mình đang đề cập.

    Thanks tất cả!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamnghiepvdkt vì bài viết hữu ích
    hoamantrang381 (08/05/2014)
  • #320574   25/04/2014

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Chờ đi cả nhà, sắp có công văn chỉ đạo về việc này để thống nhất toàn quốc goài bà con.

    Việc này phải được họp cùng với Thủ Tướng mới giải quyết được 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    lamnghiepvdkt (29/04/2014)
  • #320966   29/04/2014

    lamnghiepvdkt
    lamnghiepvdkt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ninh
    Tham gia:13/02/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 6 lần


    Vậy ah! Thế thì tốt rồi.

    Thanks bluesky1984

     
    Báo quản trị |