Chào bạn,
Cách giải quyết trong trường hợp này là bạn không được trốn tránh nữa. Vì bản chất của việc mượn này là dân sự, khi bị mất thì bạn có nghĩa vụ bồi thường.
VIệc tố cáo là việc bình thường khi người ta bị thiệt hại và không có khả năng đòi lại.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Vậy nên, khi có yêu cầu triệu tập để giải quyết tại công an, bạn nên thừa nhận việc mượn này và cam kết thanh toán, do đồ bạn mượn là đồ đã qua sử dụng nên có thể thỏa thuận bồi thường với giá thấp hơn, Bạn nên trả 1 phần tiền để người ta không hình sự hóa quan hệ dân sự này.
P/S: Bạn nên làm tờ cớ mất tài sản (tại công an nơi bạn bị mất tài sản). VIệc này có thể được sử dụng trong trường hợp bị truy tố hình sự, có căn cứ là bạn không cố ý chiếm đoạt tài sản, có người làm chứng nữa thì tốt hơn.
Trân trọng.
Cập nhật bởi legalconsult ngày 15/11/2013 03:48:43 CH