Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

Chủ đề   RSS   
  • #64169 16/10/2010

    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em diễn ra rất nghiêm trọng khiến dư luận xã hội rất căm phẫn, chúng ta có thể kể đến một số trường hợp điểm hình mà báo chí đã đưa tin như vụ hành hạ em Hào Anh ở Cà Mau, vụ hành hạ 4 cháu bé làm thuê của vợ chồng Nguyễn Thị Nga ở TP. Hồ Chí Minh, vụ hành hạ bé Trần Thị Hảo ở Bình Phước, vụ hành hạ bé Như Ý ở Đồng Tháp...và có thể còn nhiều em bé bị hành hạ đến nay chưa được phát hiện, tố giác.

    Những đối tượng hành hạ trẻ em bị tố giác đến nay đã và sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, tuy nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy dư luận chỉ đồng tình với phán quyết về vụ hành hạ bé Hào Anh, còn các vụ án khác hình phạt dành cho bị cáo còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe.

    Thật đau sót khi thấy những em bé bị hành hạ, trong khi Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em.Vậy.

    1. Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em đã đủ mạnh chưa?.

    2. Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể địa phương như thế nào?.

    3. Giải pháp bảo vệ trẻ em?

    Rất mong ý kiến của các thành viên.

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 16/10/2010 10:20:23 AM
     
    20619 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphong83 vì bài viết hữu ích
    hanghell (23/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68947   17/11/2010

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Pháp luật Viêt Nạm ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên trên thực tế quy định này trên thực tế rất nhạt nhòa và khi xử lý chưa thực sự nghiêm khắc nên chưa đủ sức răng đe trong xã hội

    Thời gian gần đây báo chí thường hay phản ánh những vụ bạo hành trẻ em thật tàn bạo, thế nhưng điều mà mình cảm thấy bất bình đó là không chỉ những đứa trẻ đi làm thuê bị hành hạ tàn bạo mà ngay cả những đứa con ruột cũng bị cha mẹ chúng hành hạ dù chúng chưa biết nói. Rồi tiếp đến là những đứa trẻ ở trung tâm nuôi dưỡng cũng bị hành hạ khiến bọn trẻ phải tìm đường trốn chạy


    Qua những vụ này mình thấy sự kiểm soát của chính quyền địa phương còn rất lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm, mặt ngoài thì họ cho là rất quan tâm đến đời sống trẻ nhưng bên trong đó là gì?


    Gần đây nhất là vụ 4 đứa trẻ ở nhà mở đồng nai tìm đường trốn chạy khỏi cái nơi mà chúng gọi là điạu ngục trần gian này, tại sao chúng ta không đặt câu hỏi tại sao như vậy nhỉ? Nếu chúng được chăm sóc chu đáo, quan tâm như những người cha người mẹ thì sao chúng lại tìm đường bỏ đi như thế, những vết thương trên người chúng do ai tạo ra? Và khi công an vào cuộc điều tra thì những người này tìm đường chối cải.


    Điều mình muốn nói ở đây là "lương tâm" của một con người đi làm công việc gọi là "từ thiện", chữ thiện phải xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng chân thành mà đối xử với trẻ.
    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 17/11/2010 08:08:57 AM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    hanghell (23/11/2012)
  • #228518   22/11/2012

    luathue
    luathue

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề bạo hành trẻ em hiện nay đang la vấn đề cần xã hội quan tâm. pháp luật cần quy định các chế tài nặng hơn nữa về các hành vi xâm hại đến tre em.

     
    Báo quản trị |  
  • #569678   30/03/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Vấn đề bạo hành trẻ em luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trẻ em đều có quyền được bảo vệ, những hành vi gây tổn hại đến trẻ em cần phải được giải quyết, xử lý triệt để. Bạo hành trẻ em không những gây tổn thương về thể xác mà còn gây ảnh hưởng đến tinh thần con trẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em

     
    Báo quản trị |  
  • #569687   30/03/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1310)
    Số điểm: 10101
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Bảo vệ trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm của xã hội. Hiện mình thấy Nhà nước đã thực thi các chính sách bảo vệ trẻ em thiết thực, chẳng hạn như Tổng đài 111 - Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em, cũng như ghi nhận những quyền và biện pháp hỗ trợ đối với trẻ em tại Luật trẻ em 2016. Cái chúng ta cần hiện nay chính là phổ biến thông tin đến mọi người, đến các trẻ em để mỗi người điều biết rõ quyền của trẻ em, chính sách hỗ trợ trẻ em.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569802   31/03/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Liên quan tới bạo hành, gần đây cũng xảy ra vụ việc bố dượng bạo hành bé gái 3 tuổi gây xôn xao dư luận. Đáng buồn nhất là mẹ ruột của đứa bé không những tham gia vào việc đánh đập con gái mình mà còn bênh vực chồng mình đến cuối cùng. Nhưng ai cũng phải trả giá cho những sai lầm, vụ án kết thúc với án tử hình cho bố dượng và tù chung thân cho mẹ ruột độc ác.

     
    Báo quản trị |  
  • #569888   31/03/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình nghĩ giải pháp chống bạo hành hiệu quả nhất vẫn là tăng tính răn đe và nâng cao ý thức của những người xung quang trẻ em, bao gồm cha mẹ, gia đình, thầy cô, hàng xóm láng giềng và những người xung quanh bé. Nếu thấy bất kì hành vi nào thì nên trình báo công an, không kể người bạo hành là ai

     
    Báo quản trị |  
  • #569915   31/03/2021

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1402)
    Số điểm: 11727
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Hiến pháp - Đạo luật tối cao của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bộ luật Dân sự - Đạo luật gốc của pháp luật Việt Nam; Pháp luật về trẻ em - Pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về vấn đề bảo vệ và phát triển trẻ em đều thừa nhận trẻ em được quyền yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ. Hơn thế nữa, hành vi bạo hành đối với trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.

    Pháp luật Hình sự, pháp luật Dân sự, pháp luật về xử lý hành chính đều đưa ra những chế tài nghiêm khắc nếu có người xâm phạm đến các quyền trên của trẻ em. Do đó, nếu thực thi tốt, thì chúng ta đã có một cơ chế "đủ mạnh" để chống được hành vi bạo hành đối với trẻ em hiện nay..

     
    Báo quản trị |  
  • #570470   20/04/2021

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Trẻ em như búp trên cành cần được sự bao bọc và chở che của gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, có những người tán tận lương tâm sẵn sàng ra tay bạo hành trẻ em với những phương thức dã man nhất. Những trường hợp này cần phải xử phạt nghiêm khắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #570615   24/04/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Tất cả những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em (xâm hại tình dục, dâm ô…) tác động rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý và thể chất của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những giá trị đẹp đẽ của đạo đức xã hội, sự phát triển của đất nước. Do đó, hành vi này cần được phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời bởi sự tham gia phối hợp, chung tay góp sức của các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #570937   29/04/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Vấn đề bạo hành trẻ em luôn là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người. Mình thấy có nhiều bé bị đánh đập đến chết do bố dượng hay mẹ kế mà đánh buồn bố mẹ ruột các bé cũng nhẫn tâm đứng nhìn, hay cùng thực hiện hành vi trên mà không bảo vệ các bé. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #589056   31/07/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (810)
    Số điểm: 5443
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Bạo hành trẻ em, ở đâu cũng có dù hiện nay pháp luật đã có những quy định xử lý rất nặng nề. Tuy nhiên, một phần cũng là do ý thức của người gây ra bạo hành, họ chưa sợ, tức phạp luật hiện tại chưa thực sự nghiêm minh bởi một phần cũng do chưa thể triệt để phát hiện xử lý hết tất cả các dụ bạo hành. Việc phản án, tố giác cũng không được thực hiện tốt bởi sự e ngại phiền phức. Rất nhiều lý do khiến cho nạn bạo hành trẻ em không thể nào chấm dứt được. Yếu tố gia đình, giáo dục cũng góp phần giảm thiểu nạn bảo hành trẻ em, khi mà con người được giáo dục về tình yêu thương thì sẽ không có nạn bạo hành trẻ em nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #594545   29/11/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 3686
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Cảm ơn bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất đúng với thực tế trong cuộc sống vẫn thường xuyên diễn ra hành vi trẻ em bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động, bị ép làm việc trái pháp luật, chỉ khi phát hiện và tố giác thì mới bị xử phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #597318   25/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng, chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đấu tranh loại bỏ, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về quyền trẻ em. Từ việc gia đình không có được chức năng bình thường, sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế,… đều dẫn đến bạo hành trẻ em. Kết quả của các nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn hành vi muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, mà còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói...  v.v

     
    Báo quản trị |  
  • #597323   25/01/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Do nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: Cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. 

    Cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • #597333   25/01/2023

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 7352
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… là một phần trong số các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực, việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • #597389   27/01/2023

    Thực trạng, giải pháp chống bạo hành trẻ em.

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bạo hành trẻ em luôn được đánh giá là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em là búp măng non chưa phát triển đầy đủ, các em chưa được trang bị những kỹ năng để có thể tự bảo vệ chính bản thân mình. Do đó việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội.

     
    Báo quản trị |