Thực hiện dịch vụ sau khi hợp đồng hết hạn

Chủ đề   RSS   
  • #504032 05/10/2018

    lsthe

    Sơ sinh


    Tham gia:13/09/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thực hiện dịch vụ sau khi hợp đồng hết hạn

    Kính gửi: Các anh/chị Luật sư,

    Công ty tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ bốc xếp. Tháng 04/2017, cty tôi đã đấu thầu thành công và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bốc xếp cho 01 công ty nhà nước (gọi là công ty A), với sản lượng bốc xếp là 02 triệu tấn. Đến tháng 04/2018, cty tôi đã thực hiện bốc xếp xong 02 triệu tấn hàng cho công ty A.

    Bình thường thì sau khi kết thúc hết sản lượng trên, thì công ty A sẽ tiến hành đấu thầu chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ cho đợt sản lượng tiếp theo. Tuy nhiên, cty A đang bị Kiểm toán Nhà nước thanh tra và thay đổi bộ máy quản lý nên chưa tiến hành đấu thầu, nhưng nhà máy của Cty A vẫn hoạt động hàng ngày và công ty tôi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ sau khi hết đợt sản lượng 02 triệu tấn.

    Từ tháng 05/2018 đến nay, mặc dù cty tôi nhiều lần yêu cầu cty A ký hợp đồng dịch vụ cho gói thầu mới nhưng cty A vẫn không ký hợp đồng, hay gia hạn hợp đồng và không xác nhận hóa đơn, thanh toán cho cty tôi. Do doanh thu thực hiện tại cty A rất lớn, nên lãnh đạo cty tôi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho cty A và yêu cầu cty A ký hợp đồng mới và thanh toán tiền dịch vụ cho cty mình.

    Quản lý cty A vẫn xác nhận sản lượng thực hiện hàng tháng cho cty tôi nhưng không chịu xác nhận hóa đơn, vì họ nói vẫn chưa có đơn giá cho sản lượng mới. Nhưng họ không chịu ký hợp đồng do chưa có kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Cty tôi đã liên hệ với cơ quan cấp trên của cty A để yêu cầu giải quyết nhưng vẫn không có kết quả.

    Về vấn đề này, tôi xin ý kiến tư vấn của các anh/chị Luật sư:

    1/ Việc cung cấp dịch vụ sau khi hợp đồng hết hạn như trên gặp những rủi ro và vấn đề pháp lý gì? Cty tôi có thể áp dụng đơn giá của hợp đồng cũ để yêu cầu cty A thanh toán cho sản lượng thực hiện từ tháng 05/2018 trở lại đây hay không? 

    2/ Trong trường hợp cty A không ký hợp đồng dịch vụ và cty tôi ngừng cung cấp dịch vụ và khởi kiện yêu cầu cty A thanh toán thì có cơ sở không? Và số tiền được tính như thế nào khi chưa xác định được đơn giá?

    Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các anh/chị luật sự.

    Trân trọng cám ơn.

     
    2545 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsthe vì bài viết hữu ích
    tientaetae (05/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504033   05/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    lsthe viết:

    Kính gửi: Các anh/chị Luật sư,

    Công ty tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ bốc xếp. Tháng 04/2017, cty tôi đã đấu thầu thành công và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bốc xếp cho 01 công ty nhà nước (gọi là công ty A), với sản lượng bốc xếp là 02 triệu tấn. Đến tháng 04/2018, cty tôi đã thực hiện bốc xếp xong 02 triệu tấn hàng cho công ty A.

    Bình thường thì sau khi kết thúc hết sản lượng trên, thì công ty A sẽ tiến hành đấu thầu chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ cho đợt sản lượng tiếp theo. Tuy nhiên, cty A đang bị Kiểm toán Nhà nước thanh tra và thay đổi bộ máy quản lý nên chưa tiến hành đấu thầu, nhưng nhà máy của Cty A vẫn hoạt động hàng ngày và công ty tôi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ sau khi hết đợt sản lượng 02 triệu tấn.

    Từ tháng 05/2018 đến nay, mặc dù cty tôi nhiều lần yêu cầu cty A ký hợp đồng dịch vụ cho gói thầu mới nhưng cty A vẫn không ký hợp đồng, hay gia hạn hợp đồng và không xác nhận hóa đơn, thanh toán cho cty tôi. Do doanh thu thực hiện tại cty A rất lớn, nên lãnh đạo cty tôi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho cty A và yêu cầu cty A ký hợp đồng mới và thanh toán tiền dịch vụ cho cty mình.

    Quản lý cty A vẫn xác nhận sản lượng thực hiện hàng tháng cho cty tôi nhưng không chịu xác nhận hóa đơn, vì họ nói vẫn chưa có đơn giá cho sản lượng mới. Nhưng họ không chịu ký hợp đồng do chưa có kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Cty tôi đã liên hệ với cơ quan cấp trên của cty A để yêu cầu giải quyết nhưng vẫn không có kết quả.

    Về vấn đề này, tôi xin ý kiến tư vấn của các anh/chị Luật sư:

    1/ Việc cung cấp dịch vụ sau khi hợp đồng hết hạn như trên gặp những rủi ro và vấn đề pháp lý gì? Cty tôi có thể áp dụng đơn giá của hợp đồng cũ để yêu cầu cty A thanh toán cho sản lượng thực hiện từ tháng 05/2018 trở lại đây hay không? 

    2/ Trong trường hợp cty A không ký hợp đồng dịch vụ và cty tôi ngừng cung cấp dịch vụ và khởi kiện yêu cầu cty A thanh toán thì có cơ sở không? Và số tiền được tính như thế nào khi chưa xác định được đơn giá?

    Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các anh/chị luật sự.

    Trân trọng cám ơn.

     

    Theo tôi được biết, việc không ký hợp đồng trong khi vẫn tiếp tục thực hiện công việc vẫn là một hình thức của hợp đồng: bằng lời nói và hành vi. Tuy rằng hai bên không thể hiện qua văn bản nhưng có những hành thực hiện hợp đồng: giao nhận hàng hóa và không phản đối. Vì vậy đây vẫn được xem là một hình thức của hợp đồng. Dù hợp đồng thương mại không được thể hiện bằng hình thức bắt buộc theo quy định của BỘ LUẬT DÂN SỰLUẬT THƯƠNG MẠI nhưng nó không phải là căn cứ để tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu. Trường hợp này sẽ gây nhiều rủi ro cho cả hai bên trong việc chứng minh giá trị của hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp. Vì vậy tốt nhất là hai bên nên thể hiện bằng văn bản, công chứng theo luật định.

    Về các quyền và nghĩa vụ của hai bên thực hiện theo thỏa thuận của hai bên, bao gồm cả giá cả thanh toán. Nếu không có hoặc không xác định được thỏa thuận thì áp dụng theo pháp luật, Trường hợp này sẽ xác định giá theo thị trường, tức là giá thanh toán theo mặt hàng tương tự cùng thời điểm.

    Điều 52 Luật thương mại 2005 quy định “ Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng tới giá cả

    Như vậy giá cả sẽ xác định theo pháp luật dựa vào điều kiện tương tự của mặt hàng trên thị trường. Tôi khuyên bạn tốt nhất hãy ký hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng. Nếu không được thì hãy thu thập, giữ các chứng cứ chứng minh các giao dịch để tránh các rủi ro phát sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #504043   05/10/2018
    Được đánh dấu trả lời

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước kia phải thực hiện đấu thầu và không lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nào sẽ làm trái quy định (vì rủi ro của đại điện pháp luật trong trường hợp làm trái quy định nhà nước trong hoạt động đấu thầu là nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự ), nhưng nếu Công ty bạn thỏa  thuận với Doanh nghiệp nhà nước kia bằng 1 cách nào đó Công ty bạn sẽ trúng thầu lần tiếp theo, như vậy là an toàn nhất còn nếu đúng luật thì -->  rủi ro là chắc chắn và cụ thể như thế này:

    1. Không thực hiện đúng thủ tục đấu thầu và rủi ro là Công ty bạn phải nhờ đến tòa án hoặc trọng tài thương mại nếu Doanh nghiệp nhà nước kia cứ dùng dằng không trả khi đó các chi phí tố tụng và chi phí thời gian đôi khi rất lâu mới có thể hồi phục do vụ án kéo dài.

    Trong trường hợp 1 này là rủi ro rất lớn khi:

    -   Công việc mà Công ty bạn thực hiện phải được đấu thầu theo luật đấu thầu.

    -   Về người xác nhận cho bạn không có thẩm quyền trong hoạt động đấu thầu chọn thầu, như vậy bạn vẫn phải có thêm chứng cứ cho hành động đơn phương của mình là có sự thỏa thuận bởi đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp nhà nước kia

    -   Chắc chắn bạn phải thực hiện khởi kiện để có thể yêu cầu Doanh nghiệp nhà nước kia trả tiền cho Công ty bạn (nhưng khá khó do lỗi là phía Công ty bạn đơn phương thực hiện công việc khi không nhận được yêu cầu của người có quyền mà cụ thể là lãnh đạo Doanh nghiệp nhà nước kia)

    2. Doanh nghiệp nhà nước kia đang có rất nhiều khoản nợ ưu tiền và không còn tiền mặt để trả nợ như vậy Công ty bạn dù có thắng kiện nhưng Công ty bạn không phải là đối tượng ưu tiên thanh toán do Công ty có những khoản phải thanh toán như: tiền lương người lao động, nợ quỹ BHXH, tiền nợ thuế và một nghĩa vụ trả nợ khác đang được thi hành án.

    Trong trường hợp 2 này rủi ro là nếu Doanh nghiệp nhà nước kia không có tiền trả kể cả Công ty bạn có thắng kiện.

    Kết lại cho 2 câu hỏi của bạn

    1.   Rủi ro là đương nhiên khi Công ty bạn làm 1 việc mà không có sự yêu cầu nào như vậy là tự nguyện nhưng không trên 1 cơ sở của HĐ hay thỏa thuận, và quy trình để A chi tiền cho số tiền dịch vụ cho Công ty bạn thực hiện thì phải dựa trên 1 HĐ mà thực tế là Công ty bạn tự nguyện (làm gì tôi cũng ko rõ vì không ai làm việc như công ty bạn) nên để yêu cầu A trả tiền cho dịch vụ cũng tùy thuộc vào số tiền công nợ đã vược 2 tỷ VNĐ hay chưa, nếu chưa vược 2 tỷ và A đồng ý ký sau với Công ty bạn 1 HĐ cho việc chỉ định thầu thì may mắn không phải lôi nhau ra tòa (nhưng liên quan đến tiền thì A sẽ không cứ đương nhiên khi trên thực tế không có HĐ và Công ty bạn còn làm việc tự nguyện nữa)

    2.   Mình không rõ về đơn giá như thế nào nhưng bạn nên tìm luật sư chuyên mảng thương mại mà cụ thể là đấu thầu, để nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là vừa.

    Chúc bạn may mắn

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 06/10/2018 12:46:52 SA thêm câu trả lời
     
    Báo quản trị |  
  • #504159   08/10/2018

    lsthe
    lsthe

    Sơ sinh


    Tham gia:13/09/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn câu trả lời của bạn.

    Tôi xin cung cấp thêm thông tin: Cty A là công ty Nhà nước, quản lý Nhà máy sản xuất điện. Cty tôi đã cung cấp dịch vụ tại đây từ năm 2015 đến nay. Việc đấu thầu thực hiện dịch vụ tính theo sản lượng, chứ không phải thời gian. Hết sản lượng của từng đợt đấu thầu, Cty A sẽ tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà thầu mới. Tuy nhiên, Tháng 04/2018 vừa qua, mặc dù đã thực hiện hết sản lượng theo gói thầu, nhưng cty A vẫn chưa mở đấu thầu cho sản lượng tiếp theo (do bị thanh tra) và lãnh đạo cty A vẫn yêu cầu cty tôi tiếp tục cung cấp dịch vụ (có rất nhiều văn bản, cuộc gặp, biên bản thể hiện việc này) nhưng các bên vẫn chưa thống nhất về giá (vì Kiểm toán Nhà nước đang thanh tra và Cty A đã trình đơn giá cho tổng công ty nhưng vẫn chưa được duyệt) nên cty vẫn chưa thể ký kết phụ lục hợp đồng hay hợp đồng mới và đơn giá với cty tôi.

    Do đó, cty tôi chưa thể lên hóa đơn vì chưa xác định đơn giá nhưng chi phí đã thanh toán về nhân công và chi phí liên quan rất nhiều. 

    Rất nhiều lần cty tôi liên hệ thì lãnh đạo Cty A nói chờ ý kiến giải quyết của Thanh tra Kiểm toán Nhà nước và ý kiến chấp thuận của Tổng công ty. Nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

    Cty tôi xác định sẽ khởi kiện trong tháng 11/2018 nếu cty A không thực hiện thanh toán cho cty chúng tôi (lãnh đạo cty tôi cũng rất tiếc nếu không tiếp tục thực hiện dịch vụ tại đây vì đây là thị trường có doanh thu lớn). Tuy nhiên, do chưa thể lên được hóa đơn dịch vụ nên chúng tôi chưa biết yêu cầu cty A thanh toán theo đơn giá như thế nào. Vì chúng tôi biết, Tòa án hay yêu cầu phải cung cấp hóa đơn dịch vụ, biên bản đối chiếu công nợ giữa các bên mà những giấy tờ này chúng tôi chưa thể có được trong lúc này.

    Rất mong ý kiến chia sẻ của các anh, chị về vấn đề này.

    Trân trọng cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #504172   08/10/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào anh

    Mình đã hiểu, nếu vậy nên gửi công văn trước cho bên A nói về việc khởi kiện, theo mình thì với văn phong rằng kiện ra tòa là sự cách thức duy nhất để thanh lý gói thầu cũ và các khoản chi cho khối lượng thêm trong giai đoạn A không có đủ thời gian chuẩn bị cho gói thầu tiếp theo như vậy là ổn nhất.

    Theo mình đơn giá cho phần khối lượng ngoài thỏa thuận thì có thể căn cứ vào đơn giá trong gói thầu cũ cộng thêm các chi phí biến động nếu có (nhân sự, nhiên liệu,...).

    Trân trọng và Cảm ơn vì chia sẻ của anh, mong anh sẽ chia sẻ kết quả của vụ việc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn as00016715 vì bài viết hữu ích
    tientaetae (09/10/2018)
  • #504219   09/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình đồng ý với bạn, vì đơn giá cho gói thầu phải căn cứ theo giá cả hiện hành đối với hàng hóa dịch vụ tương tự trên thị trường ( nếu không thỏa thuận được). Vì vậy không thể áp dụng đơn giá thầu theo hợp đồng cũ mà phải dựa vào các biến động trên thị trường liên quan đối với hàng hóa dịch vụ đó.

     
    Báo quản trị |