Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm các hoạt động nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614776 02/08/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm các hoạt động nào?

    Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm các hoạt động nào? Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững được quy định ra sao?
     

    Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm các hoạt động nào?

    Theo khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì tiêu dùng bền vững là việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, kinh tế - xã hội.

    Dẫn chiếu đến khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm các hoạt động sau:

    - Khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thân thiện môi trường hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao lợi ích của người tiêu dùng;

    - Hỗ trợ tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ tiên tiến, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

    - Tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững của khu vực và thế giới.

    Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững được quy định ra sao?

    Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững được quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, cụ thể:

    Bộ Công thương có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

    Đồng thời có trách nhiệm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường, thực hành kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan.

    Ngoài ra, Bộ Công thương còn có các trách nhiệm sau:

    - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    - Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.

    - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    - Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

    - Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

    - Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan để triển khai các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

    - Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo thẩm quyền.

    - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

    - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Tóm lại, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm việc khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động nêu trên.

     

     
    206 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận