Thực chất vì nguyên nhân gì mà các điều tra viên cứ phải ép cung?

Chủ đề   RSS   
  • #295516 05/11/2013

    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Thực chất vì nguyên nhân gì mà các điều tra viên cứ phải ép cung?

    Những vụ án như bác Cung vừa đc minh oan sau 10 năm, vụ vườn Mýt, tất nhiên Toà án tuyên như thế là không ko có chứng minh chứng cứ khách quan mà chỉ theo lời khai (có thể bị mớm, ép cung) trong buồng thẩm vấn của điều tra viên. Nhưng trên thực tế thì nếu như không có bản mớm, ép đó thì Toà không vin nổi vào đâu để tuyên "trắng trợn" như vậy.

     

    vậy vai trò cơ quan điều tra rất ảnh hưởng đến xử án. Nhưng mà những vụ quá phức tạp không thu thập nổi chứng cứ thì thôi tạm đình chỉ chứ, sao cứ phải cố ép chỉ tiêu gì đó? Hay vì nguyên nhân gì mà cơ quan tư pháp (điều tra, kiểm sát, xét xử) cứ phải nhất quyết buộc tội? Thực chất đằng sau các phiên điều tra, xét xử là cái cơ chế thi đua, chấm công gì?

     
    11239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #295520   05/11/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Đây là một thực tế chưa có lời giải:

    Nhiều lần người bị kết án tù chung thân oan sai nói với thân nhân về việc mình bị cơ quan điều tra bức cung.
     
    >> Bản án nhiều sai sót "trộm tình, giết người" được lật lại thế nào?
    >> Người đàn ông đi tù oan hơn 10 năm sẽ được bồi thường ra sao?
     
    Ngày 4/11/2013, tại trại giam Vĩnh Quang – Tổng Cục 8 Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án với phạm nhân đang thụ án chung thân về tội giết người, ông Nguyễn Thanh Chấn, nguyên quán thôn Me xã Việt Trung huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Tại sao lại xảy ra việc oan sai tầy đình cho một công dân suốt hơn 10 năm mới được soi xét đến???
     
    Công an phá án bằng dấu … chân “gần đúng”
     
    Ngày 15/8/ 2003 tại thôn Me xã Việt Trung huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, nhân dân phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan bị giết rất dã man.
     
    Kết quả giám định pháp y số 553/PY ngày 20/8/2003 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang kết luận: các vết thương trên cơ thể nạn nhân là do ngoại lực tác động; vật tác động là vật tày, vật sắc gọn và vật nhọn, lưỡi sắc.
     
    Chị Nguyễn Thị Hoan chết do chấn thương đầu, mặt, vết thương ở bụng làm đứt động mạch mạc treo, chảy máu và mất máu dẫn đến sốc trụy tim mạch cấp, chết sau bữa ăn cuối cùng khoảng 30’ đến 2 giờ đồng hồ. Hiện trường vụ án có nhiều dấu chân dưới nền nhà, dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện… 
     
     
    Đồng chí Vũ Đăng Khoa - Cục trưởng Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chia sẻ với anh Nguyễn Thanh Chấn
     
     
    Một trong các bằng chứng Cơ quan điều tra đã kết luận ông Chấn là kẻ giết người là dựa trên dấu chân để lại hiện trường. Trong số các dấu chân trên có hai vết chân trái dài 23cm, rộng 8,6cm và một vết chân phải dài 23,5cm rộng 9cm.
    Kết quả đo bàn chân của ông Chấn cho thấy chân trái ông Chấn dài 22cm, rộng 8,8cm, chân phải dài 23cm, rộng nhất 9,6 cm. Thế nhưng kết quả trên cũng được Tòa án đồng ý và coi đó là một trong những bằng chứng để buộc tôị anh Chấn với lí luận “Khi so sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của hai dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại tại hiện trường của vụ án mạng đêm 15/8/2003” 
     
    Tòa trọng chứng hay trọng cung?
     
    Về tiêu thụ thời gian của Nguyễn Thanh Chấn trong buổi tối ngày 15/8/2003 cũng chưa được làm rõ, lời khai nhận của bị cáo và lời khai của các nhân chứng còn nhiều mâu thuẫn.
     
    Tòa sơ thẩm căn cứ vào lời khai các nhân chứng Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Hữu Đồng, Thân Văn Bảo và chị Hoàng Thị Viễn: “Vào lúc 19h30 Nguyễn Thanh Chấn vẫn còn múc nước tại giếng nước nhà chị Hoàng thị Viễn, khoảng thời gian 20 phút từ 19h đến 19h25 Nguyễn Thanh Chấn đi đâu làm gì với ai thì bị cáo hoàn toàn không chứng minh được” để cho rằng đó chính là thời gian Chấn gây án là chưa đủ căn cứ.
     
    Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27/7/2004, nhân chứng Phạm Thị Nhâm và Nguyễn Văn Thực vẫn tiếp tục khẳng định và xác nhận khoảng 19h20 ngày 15/8/2003 bà Nhâm ra quán anh Chấn mua hàng thì gặp anh Thực vào gọi điện thoại ở quán, anh Chấn là người bấm máy cho anh Thực gọi, lúc đó trong quán còn có ông Quyền đến mua mắm.
     
    Anh Thực cũng xác nhận khoảng 19h30 anh gọi điện tại quán nhà anh Chấn, anh Chấn bấm máy cho anh gọi số máy 566.... Trong phần tranh tụng, luật sư của anh Chấn đã trình Bảng kê điện tử, tự động thanh toán tiền điện thoại do Bưu điện cung cấp, thể hiện trong ngày 15/8/2003 từ số máy thuê bao nhà Nguyễn Thanh Chấn có cuộc gọi đi cho máy mang số 566… với thời lượng từ 19h19’51” đến 19h20’31”. 
     
     
    Giây phút anh Chấn mặc lại chiếc áo của tự do sau 10 năm bị giam giữ oan sai 
     
     
    Nhưng Tòa đã bác bằng chứng này với lí do “cho dù tính khách quan và khoa học của bảng kê điện tử kể trên là không ai có thể phản bác hoặc phủ nhận về cuộc đàm thoại đã được ghi nhận, tuy nhiên tài liệu này không thể là bằng chứng khẳng định vào thời điểm thực hiện cuộc gọi Nguyễn Thanh Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm, ông Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng”. 
    Nếu Tòa đã xác định như vậy thì bà Nhâm, ông Thực đã bị xử lí vì tội làm chứng gian dối trước Tòa chứ không thể bỏ qua như vậy được. Vậy câu hỏi Tòa phúc thẩm trong phiên xét xử này trọng chứng hay trọng cung đã rõ, Tòa không trọng cả hai.
     
    Nghi vấn bức cung của Cơ quan điều tra
     
    Tại sao một người dân bình thường, được đánh giá hiền lành, chịu khó, nhân thân tốt, con liệt sĩ lại có thể khai nhận và kí vào các bút lục nhận tội giết người dã man, tàn bạo? Tại sao đã nhân tội rồi, ra hai cấp Tòa đều phản cung rồi liên tục kêu oan suốt mười năm?
     
    Theo chị Thân Thị Hải, họ hàng của anh Chấn, người có công lớn nhất trong việc kêu oan cho anh Chấn: “Sau khi tôi đưa gia đình anh Chấn vào gặp anh lần đầu tiên sau 1 tháng bị bắt, anh Chấn có kêu anh bị oan.
     
    Tôi hỏi oan sao lại kí vào bản khai nhận tội thì anh Chấn có nói: Em bị ép cung, điều tra viên đánh đập, ép cung, dọa nếu Em không kí sẽ bị đầu gấu trong trại đánh chết. Sau đó em được Điều tra viên hướng dẫn khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, được luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra”.
     
    Vấn đề này đến nay mới chỉ là lời khai từ anh Chấn và gia đình. Để trả lời câu hỏi này cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm sáng tỏ những biện pháp điều tra của Cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang trong đấu tranh chống tội phạm. Dư luận cần một câu trả lời chí công, vô tư trả lại nỗi oan khuất tày trời của anh Chấn, củng cố lòng tin của Nhân dân vào Công lí, vào ****, Chính quyền.
     
    Theo Hoàng Long - Minh Tú (Bảo Vệ Pháp Luật)
     
     
    Báo quản trị |  
  • #295521   05/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    "Một câu hỏi lớn không lời đáp

    Cho đến bây giờ mặt vẫn chau"

     
    Báo quản trị |  
  • #295522   05/11/2013

    loveaffair
    loveaffair

    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2395
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 17 lần


    Hieu_Lawyer viết:

    "Một câu hỏi lớn không lời đáp

    Cho đến bây giờ mặt vẫn chau"

    Cực kỳ khó hiểu các bạn ạ!

    Giữa bác Chấn (và những người bị ép cung) với chiến sĩ điều tra không có thù oán riêng gì, thì tại sao phải làm vậy? Quá là thất đức.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn loveaffair vì bài viết hữu ích
    sandynguyenkt (06/11/2013)
  • #295534   05/11/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thật ra ép cung thì có nhiều điểm phải thực hiện, như là không kiếm ra tội phạm thì ép đại ai đó nhận để kết thúc vụ án nhanh gọn để mà hoàn thành chỉ tiêu hoặc nhận thưởng. Trường gặp tội phạm lì lợm thì phải ép cung.

    Mà ép nhiều quá thì thành thói quen lạm dụng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    maithuyphu (05/11/2013) phanthanhtuan2013 (06/11/2013)
  • #295555   05/11/2013

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    cái này lấy cung kiểu như khoán ấy bạn, làm cho xong, dù không biết đúng hay sai, chất lượng hay không chất lượng đó bạn. để cuối năm còn viết bản tổng kết thành tích nữa. 

    Cập nhật bởi maithuyphu ngày 05/11/2013 03:21:46 CH

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #295605   05/11/2013

    tuvanchin
    tuvanchin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cán bộ mà làm việc cho xong trách nhiệm không cần biết đúng sai thì dân còn phải khổ dài dài

     
    Báo quản trị |  
  • #295701   06/11/2013

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Giờ động tới cơ quan nào cũng thấy có vấn đề: y tế (vụ Cát Tường), giáo dục (cải cách), kinh tế (Vinashin, tham nhũng), xây dựng (bất động sản), an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông đường xá, dân kiện cán bộ chủ tịch tỉnh...và giờ là tới cả tư pháp.

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #295729   06/11/2013

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chỉ có "dụ", "mớm" ... " thì "các cháu" còn lâu nó mới khai, toàn thằng đầu bò đầu biếu thì chỉ có treo ngược chân lên, dùng roi điện thì nó mới nói thật được.

    Ở đó chỉ có trời biết, đất biết  - bị can biết, điều tra viên biết chứ có  "ma"  nào vào đó  được ghi hình, quay phim, chụp ảnh đâu mà biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #295743   06/11/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Tù nhân oan 10 năm: “Không khai thì cho chết”

    Thứ Ba, 05/11/2013 22:38

    Ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết bị công an bức cung, “dạy” thực nghiệm theo kịch bản để dựng lại hiện trường vụ giết người mà ông không gây ra

    Tại buổi họp báo sáng 5-11, ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh Văn phòng VKSND Tối cao, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng VKSND Tối cao, TAND Tối cao sẽ xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới.

    Kéo dài 10 năm vì không đúng địa chỉ?

    Trả lời về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, ông Nguyễn Việt Hùng thừa nhận: “Đây là một sai sót khách quan. VKSND Tối cao sẽ họp tất cả ban ngành để rút kinh nghiệm”. Về vấn đề bồi thường, ông Hùng cho biết: “Đến thời điểm này mới có quyết định tái thẩm và đình chỉ vụ án chứ chưa có bản án nên việc bồi thường chưa đặt ra. Nếu oan sai sẽ bồi thường theo quy định nhà nước”.
    Ông Chấn vẫn còn bàng hoàng sau cơn ác mộng kéo dài 10 năm với án oan giết người
    Liên quan đến việc trong vòng 10 năm đơn thư của ông Chấn mới được xem xét, khiến án oan kéo dài, bà Nguyễn Thị Yến, Vụ trưởng Vụ 3 (VKSND Tối cao), cho biết sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, VKSND Tối cao có nhận được đơn ông Chấn kêu oan vào năm 2004.
     
    “Chúng tôi có cử cán bộ trực tiếp thực hiện đúng quy trình. Song, bản án phúc thẩm bị hủy để xem xét lại trách nhiệm bồi thường dân sự của Nguyễn Thanh Chấn, do đó hồ sơ quay lại ở cấp sơ thẩm. Đến năm 2006, chúng tôi tiếp tục xem xét sau khi bị cáo Chấn có đơn trong trại gửi ra”. Tuy nhiên, bà Yến lại lý giải: “Chúng tôi có xem lại và thấy đơn không gửi tới TAND Tối cao và VKSND Tối cao để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Các đơn này gửi tới Văn phòng Chính phủ cho nên đơn này đến với VKSND Tối cao vào thời điểm sau”.

    Theo bà Yến, trong thời gian gần nhất, Hội đồng Thẩm phán sẽ mở phiên tòa để quyết định ông Chấn có tội hay không có tội, có mở điều tra đối với Lý Nguyễn Chung (đối tượng vừa ra đầu thú) hay không.

    Ác mộng 10 năm

    Trong tâm trạng còn xúc động vì trải qua một cơn ác mộng dài, ông Chấn nói: “Đêm qua không ngủ được, hai vợ chồng ôm nhau khóc. Hai - ba ngày tôi không ăn được gì, người cứ lâng lâng”.

    Ông Chấn cho biết vẫn còn thấy kinh hoàng khi nghĩ về những ngày bị thẩm vấn trong trại giam. “Cán bộ người thì hỏi, người cầm búa dọa nếu không khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3-4 buồng. Trong hơn 1 tuần, tôi không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng và không còn muốn phản kháng nữa. Chưa kể còn bị bạn giam chung buồng dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát...” - ông Chấn uất nghẹn. Ông Chấn kể sau khi bị đe dọa thì được điều tra viên đọc cho viết đơn xin thú tội và đọc cả nội dung viết thư về cho vợ.

    Cũng ở tòa án cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều kể lại câu chuyện trên song không được xem xét. “Để thực nghiệm hiện trường, các điều tra viên cho 1 tù nhân giả cô Nguyễn Thị Hoan (nạn nhân của vụ án - PV). Cán bộ còn đưa cho lúc cái thìa, khi cái lược để giả làm hung khí. Tôi phải tập nhiều lần cho đến khi thành thạo. Sau đó, họ đưa tôi đến một nhà dân để thực nghiệm hiện trường, bắt tôi diễn lại và quay phim” - ông Chấn nhớ lại.
    Chủ tịch nước chỉ đạo sớm minh oan cho ông Chấn
     
    Văn phòng Chủ tịch nước vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
     
    Chủ tịch nước cũng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan tố tụng chỉ đạo điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh người phạm tội và những sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Chấn và báo cáo Chủ tịch nước kết quả giải quyết.

    “Chừng nào còn bức cung, ép cung; chừng nào nguyên tắc suy đoán vô tội còn không được áp dụng một cách triệt để thì vẫn còn những trường hợp như ông Chấn” - luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

    Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT
     
    Báo quản trị |  
  • #295760   06/11/2013

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Vụ án oan 10 năm: Sẽ chất vấn Chánh án TANDTC

    Vụ án oan 10 năm: Sẽ chất vấn Chánh án TANDTC

    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết sẽ chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về vụ án đặc biệt này.

    Trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại biển Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai cho biết, ông và các đại biểu Quốc hội rất quan tâm tới vụ án oan sai đối với ông nguyễn Thanh Chấn, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (lĩnh án chung thân vì tội giết người) vừa được Viện KSND Tối cao trao quyết định trả tự do sau hơn 10 năm ngồi tù.

    Tại Kỳ họp, nếu có điều kiện, ông Dương Trung Quốc sẽ chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về vụ án đặc biệt này.

    PV: Cảm xúc của ông như thế nào về vụ sau 10 năm ông Nguyễn Thanh Chấn được giải oan?

    Ông Dương Trung Quốc: Điều đầu tiên, tôi mừng cho ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình, đồng thời suy nghĩ về điều đã gây nên oan ức cho ông Chấn. Qua vụ việc tôi nghĩ đến các bộ phim hình sự của Mỹ, đó là nhiều khi người ta phải tự đi giải quyết việc của mình, tự giải oan cho mình.

    Tất nhiên ở đây là vấn đề xã hội, vấn đề rất lớn. Cái gì đã khiến cho sau 10 năm mọi chuyện mới sáng tỏ? Vậy câu chuyện cách đây 10 năm là như thế nào? Tỷ lệ án oan là bao nhiêu? Trong án oan ấy có bao nhiêu án oan được giải? Đó là một câu hỏi rất là khó có câu trả lời thỏa đáng.

    Nếu theo dõi ở Quốc hội, ta sẽ thấy một thực trạng là cơ quan tham gia vào quá trình điều tra tố tụng đều nói sự quá tải của mình. Đặc biệt tôi chú ý đến việc xét xử đi, xét xử lại rất nhiều lần, qua nhiều cấp, mà mỗi cấp lại lại có những kết luận gần như trái ngược lại nhau. Điều đó tạo ra cảm giác, phải chăng chính sự đưa đẩy và đằng sau sự đưa đẩy ấy có những mặt tiêu cực? Tôi cho rằng có vấn đề liên quan đến chất lượng của bộ máy điều tra, bộ máy xét xử.

    PV: Ông nghĩ như thế nào khi một công dân vô tội phải ký vào các bút lục nhận tội?

    Ông Dương Trung Quốc: Có thể nói đó là một thực trạng... Chỉ khi ra tòa thì họ mới khai, bởi vì chắc chắn thời kỳ tạm giam là thời kỳ họ bị khống chế, chịu nhiều áp lực trực tiếp. Họ chỉ biết rằng, khi ra tòa mới có thể nói điều họ muốn nói, thì việc họ phải khai thuận theo điều tra là điều dễ hiểu.

    PV: Vậy việc cải cách tư pháp đã làm được những điều như ông nói chưa?

    Ông Dương Trung Quốc: Chưa làm được! Chúng ta thấy vai trò của luật sư tuy đã thay đổi rất nhiều, nhưng số lượng luật sư rất ít. Điều kiện, khả năng cho số đông người dân, nhất là những không có điều kiện rất là hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng trên.

    Tôi lấy ví dụ như việc có ép cung hay không ép cung? Bị ép cung bởi vì áp lực, trong đó có những hành vi mà pháp luật không cho phép.

    PV: Cách đây vài năm, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, án oan sai được đưa ra nói rất mạnh mẽ, nhưng gần đây thưa dần. Phải chăng án oan đang ítđi?

    Ông Dương Trung Quốc: Tôi chưa rõ là trong quá trình gia đình kêu oan thì các cơ quan dân cử, HĐND, đại biểu Quốc hội đã tiếp cận được chưa và đã tạo ra áp lực theo quy định của pháp luật hay chưa? Hiện nay tôi cũng có một vài vụ án đang được đặt vấn đề. Nhưng nhiều khi chính bản thân chúng tôi đưa yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao, nhưng Tòa án chưa trả lời thì đã xử lại rồi. Nếu lần này có cơ hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao thì tôi sẽ hỏi.

    PV: Phải chăng những lá đơn mà ông Chấn và gia đình gửi các cơ quan chức năng trong 10 năm qua không được các cơ quan quan tâm?

    Ông Dương Trung Quốc: Theo kinh nghiệm của một đại biểu Quốc hội, cơ quan chức năng có trả lời những lá đơn đó, nhưng phải làm đi làm lại nhiều lần; cũng có những đơn không trả lời, chưa trả lời nhưng vụ án vẫn được đưa ra xét xử.

    Không phải cá nhân tôi mà nhiều đại biểu từng tham gia vào những vụ án như thế này và đều không nhận được hồi âm, nhưng bản án vẫn tiếp tục được xử.

    PV: Về thông tin trả lời báo Tuổi Trẻ, ông chủ tọa phiên tòa xử sơ thẩm vụ ông Nguyễn Thanh Chấn nói: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi. Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết sao được”, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

    Ông Dương Trung Quốc: Điều này thể hiện việc xét xử vụ án do nhiều lý do khác nhau, kể cả áp lực về khối lượng quá lớn, bởi họ xét xử dựa trên kết quả điều tra của cơ quan công an.

    Nếu nói trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thì phải chỉ rõ là của đại biểu nào, đại biểu đó có nhận được đơn và đi đến cùng theo trách nhiệm của họ hay không, không nên đổ lỗi cho nhau như vậy.

    PV: Theo ông, làm sao để không có những người bị kết án oan như những vụ vừa rồi?

    Ông Dương Trung Quốc: Rõ ràng là phải làm sao cho mọi chuyện minh bạch trong quá trình xét xử và hỗ trợ tư pháp cho các phạm nhân, nhất là đối với những người không có điều kiện để tự bảo vệ mình.

    PV: Xin cảm ơn ông!./.

    Lại Thìn ghi

    VOV online

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |