Trong tình cảm vợ chồng, dân gian luôn có câu "Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn". Vậy "Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn" có nghĩa là gì?
"Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn" là gì?
Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tình cảm vợ chồng, đề cao giá trị của tình cảm vợ chồng.
(1) Về mặt nghĩa đen:
- Thuận vợ, thuận chồng: ý nói vợ chồng cùng thuận ý nhau, đồng lòng, chung chí hướng, hiểu ý nhau.
- Biển đông: biển đông là vô cùng vô tận, bao la rộng lớn; mênh mông vô tận.
Như vậy, nếu vợ chồng thuận ý nhau, đồng lòng thì dù là biển đông rộng lớn vẫn có thể tát cạn, ý chỉ vợ chồng đồng lòng thì mọi vấn đề cùng sẽ được giải quyết.
(2) Về mặt nghĩa bóng:
Trong cuộc sống vợ chồng, khi gặp những khó khăn cần đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
Chỉ cần vợ chồng đồng lòng, bên cạnh nhau động viên những lúc khó khăn nhất, sẻ chia cùng nhau, cùng nhau thực hiện, cùng nhau vượt qua, thì chẳng gì có thể chia rẽ hạnh phúc gia đình, hay nói khác đi là ” tát biển đông cũng cạn”.
Bên cạnh đó còn thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.
Tóm lại, "Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn" nhằm chỉ sức mạnh tình cảm vợ chồng, tình yêu thương, thủy chung bền chặt của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân thế nào?
Hiện nay, pháp luật cũng đã đề cập đến đến tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân nhằm thể hiện vợ chồng có sự khăng khít trong đời sống hôn nhân, đồng lòng gây dựng tài sản chung.
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
(1) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
(2) Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
(3) Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng trong hôn nhân thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Chương III Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng trong hôn nhân như sau:
(1) Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan.
(2) Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
(3) Tình nghĩa vợ chồng
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
(4) Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
(5) Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
(6) Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
(7) Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, "Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn" nhằm chỉ sức mạnh tình cảm vợ chồng, đồng lòng vượt qua khó khăn, thể hiện tình yêu thương, thủy chung bền chặt của vợ chồng.