THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI

Chủ đề   RSS   
  • #458382 22/06/2017

    thaithuydungthai

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI

    Chào mọi người!

    Luật mới quy định thêm trong hàng thừa kế thứ hai: "cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại". Mình vẫn chưa hiểu luật quy định thêm điều này hàm ý gì?

    Bởi vì trong trường hợp là cháu ruột của người chết thì đã được hưởng thừa kế thế vị rồi, đâu cần quy định thêm trong hàng thừa kế thứ hai?

    Mọi người giúp mình giải đáp với 

     
    22112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458385   22/06/2017

    Quy định như vậy là do không phải trường hợp nào cháu hưởng thừa kế của ông bà cũng thuộc trường hợp thừa kế thế vị, sẽ có trường hợp cháu ruột được hưởng thừa kế từ ông bà mà không phải do thừa kế thế vị, ví dụ như trường hợp những người thừa kế hàng thứ nhất đều từ chối nhận di sản. Bạn có thể đọc thêm quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #473708   05/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Quy định về hàng thừa kế thứ hai trên chỉ áp dụng khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất (quy định này trong Bộ luật dân sự 2015 không có gì khác so với Bộ luật dân sự 2005 trước đó). Do đó, ví dụ trong hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn người thừa kế thì sẽ không phát sinh quyền thừa kế đối với những người trong hàng thừa kế thứ hai. Cụ thể, khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định 

    "3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Tuy nhiên, đối với thừa kế thế vị thì cho dù phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật đối với những người trong hàng thừa kế thứ nhất đi chăng nữa mà đủ điều kiện theo luật định thì người cháu đó vẫn sẽ được quyền thừa kế theo quy định tại thừa kế thế vị. Cụ thể, Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. 
    Mình xin lấy một ví dụ để bạn dễ nắm bắt. Ông nội chết để lại di sản là 1 tỷ đồng mà không có di chúc. Theo đó những người trong hàng thừa kế thứ nhất như bà nội, các người con của ông nội vẫn còn sống vào thời điểm ông nội chết. Nếu trong các con của người ông nội đó có người chết trước hoặc cùng thời điểm với ông nội thì những người cháu sẽ có quyên đối với phần di sản mà lẽ ra nếu con sống thì người cha của những đứa cháu đó sẽ nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #508773   29/11/2018

    Vậy cho minh xin hỏi. Nếu những người con trong hàng thừa kế thứ nhất đều từ chối nhận di sản, thì hàng thừa kế thứ hai có được phân chia di sản thừa kế

     
    Báo quản trị |