Chào bạn, mình bổ sung câu hỏi của bạn như sau:
Như trường hợp trên, ông, bà bạn mất không để lại di chúc thì việc thừa kế chia theo pháp luật. Xét về hàng thừa kế bạn là cháu thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 của người chết là ông, bà bạn và theo Điều 676 của Bộ luật Dân sự thì Người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ 2 chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn là bác gái bạn thì do bạn gái bạn hưởng nên các bạn không được hưởng. Tuy nhiên, xét về thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật Dân sự thì chú bạn mất trước ông bạn (chú mất 1985, ông mất 2006) nên chỉ các con của chú bạn được hưởng. Còn bố các bạn mất năm 2010 tức là chết sau ông nên các bạn không được hưởng theo quy định về thừa kế thế vị mà chỉ được hưởng di sản thừa kế trực tiếp từ bố các bạn để lại.
Bạn có thể tham khảo đầy đủ các điều luật trên như dưới đây:
Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ðiều 677. Thừa kế thế vị:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
--------------------------------------------
Trân trọng,
Luật sư Mai Dung
Giám đốc Công ty Luật Việt Phương - Đoàn Luật sư Hà Nội
VPGD: Khu văn phòng Cen Asset - Tầng 2 - Tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ - Hà Nội
Đt: 0979402312 / 04 62936112
Email: maidunglawyer@gmail.com/ luatvietphuong@gmail.com