Thừa kế không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #617705 21/10/2024

    Thừa kế không có di chúc

    Nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì tài sản gồm tất cả quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ chia như thế nào ? Có vài sổ đất  đứng tên 1 mình mẹ tôi, có vài sổ đất đứng tên 1 mình ba tôi.
    Trong khi đó : ông ngoại và ba tôi còn sống, chỉ còn 1 người con ruột là tôi. Ông ngoại tôi vẫn còn khoảng 7-8 người con nữa. Các quyền sử dụng đất đều mua trong thời kì hôn nhân. 
    Tôi phải làm giấy tờ gì để ông ngoại từ chối quyền thừa kế ? Có yêu cầu các cậu và dì phải ký giấy từ chối thừa kế không ?  (ông đã 92 tuổi và không minh mẫn nữa) 
    Mong được giải đáp và xin phương hướng xử lý. 
     
    557 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617725   22/10/2024

    luatsuduongbang
    luatsuduongbang

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:28/08/2024
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần
    Lawyer

    Thừa kế không có di chúc

    Về vụ việc của bạn với dữ kiện chưa đầy đủ nên Luật sư xin phép được tư vấn cho bạn như sau:

    Câu hỏi của bạn: “Nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì tài sản gồm tất cả quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ chia như thế nào ? Có vài sổ đất  đứng tên 1 mình mẹ tôi, có vài sổ đất đứng tên 1 mình ba tôi.

    - Về tài sản thì cần xác định phần tài sản riêng của mẹ bạn; số tài sản này được mẹ bạn tạo dựng và tích lũy trong thời kỳ hôn nhân thì nhận định đây là tài sản chung của bố và mẹ bạn. Nên mẹ bạn có phần tài sản trong khối tài sản chung này.

    - Khi mẹ bạn mất thì đây là thời điểm mở thừa kế và mẹ bạn hoàn toàn không để lại di chúc thì tài sản của mẹ bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật ( Bạn tham khảo Điều 649 và Điều 650 BLDS). Mỗi người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS) sẽ nhận được phần kỷ phần tương ứng.

    - Khi mẹ mất bạn không để lại di chúc việc phân chia sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 660 BLDS như sau:

    1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

    2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Về vấn đề: “Tôi phải làm giấy tờ gì để ông ngoại từ chối quyền thừa kế? Có yêu cầu các cậu và dì phải ký giấy từ chối thừa kế không?”.

    - Vì ông ngoại bạn không còn tỉnh táo, minh mẫn nên bạn không thể giao kết vì ông ngoại bạn không đủ khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Để định đoạt phần tài sản của mẹ bạn thì trong khi mẹ bạn còn minh mẫn và khỏe mạnh thì mẹ bạn nên lập di chúc đúng theo quy định của pháp luật về nội dung, hình thức, người làm chứng của di chúc. 

    Bạn có thể tham khảo qua câu trả lời của mình; để làm rõ hơn nhiều vấn đề bạn hãy liên hệ trực tiếp với luật sư gần nơi bạn cư trú để khai thác triệt để thông tin của vụ việc gia đình mình và sẽ có được sự tư vấn đầy đủ và trọn vẹn nhất./.

     
    Báo quản trị |  
  • #617893   13/11/2024

    lsphuongnguyen
    lsphuongnguyen

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:23/09/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần
    Lawyer

    Thừa kế không có di chúc

    Chào bạn,

    Liên quan đến thông tin bạn cung cấp, Luật sư 24H HCMC tư vấn bạn như sau:

    1. Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nếu không chứng minh được là tài sản riêng, tặng cho riêng... thì dù chỉ đứng tên 1 người cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Nên số tiết kiệm đứng tên 1 mình mẹ bạn hoặc đứng tên 1 mình ba bạn thì đều có thể xem là tài sản chung của vợ chồng.

    2. Nếu mẹ bạn không để lại chi chúc thì toàn bộ di sản (1/2 tài sản nêu trên) sẽ được chia theo pháp luật, theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau, cụ thể trường hợp mẹ bạn mất thì ba bạn, bạn, anh chị em bạn (nếu có), ông bà ngoại (nếu còn sống) sẽ được hưởng thừa kế di sản của mẹ bạn (cậu, dì không liên quan).

    3. Hiện nay ông của bạn không còn minh mẫn nên việc thực hiện các thủ tục liên quan đến từ chối nhận di sản sẽ rất khó (vì không xác định được ý chí của ông là gì). Bạn cũng có thể cân nhắc về việc đề nghị cô bác chú dì (người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông) ký nhận từ chối (tuy nhiên cần làm rõ là từ chối nhận phần di sản của ông sau khi ông mất, chứ không phải là từ chối nhận di sản của mẹ bạn).

    Nếu cần được hỗ trợ thêm bạn vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ 24H HCMC

    29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM

    0973761188

     
    Báo quản trị |  
  • #618024   03/12/2024

    Thừa kế không có di chúc

    Trong trường hợp muốn thừa kế sổ tiết kiệm, nhưng người đã chết không để lại đi chúc thì phải làm những giấy tờ gì để nhận sổ tiết kiệm đó

    chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #618108   14/12/2024

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

    "Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc"

    Nếu người để lại di sản mất không có di chúc thì chia di sản theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Những người thừa kế theo pháp luật họp mặt để lập văn bản phân chia di sản thừa kế theo Điều 656 Bộ luật dân sự 2015:

    "Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

    1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

    a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

    b) Cách thức phân chia di sản.

    2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."

    Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm quy định tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định:

    "Điều 18. Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng

    1. Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

    a) Xuất trình Thẻ tiết kiệm;

    b) Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền;

    c) Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

    2. Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.

    3. Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.

    4. Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:

    a) Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế;

    b) Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền."

    Như vậy, trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế thì không có quy định về hồ sơ mà tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan cũng như quy định của tổ chức tín dụng, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác.

    Những người thừa kế có thể liên hệ tổ chức tín dụng nơi người mất gửi tiết kiệm để được hướng dẫn chi tiết về hồ sơ yêu cầu chi trả trong trường hợp nhận thừa kế.

    Thông thường, hồ sơ sẽ bao gồm văn bản họp chia di sản thừa kế, văn bản ủy quyền trong trường hợp những người thừa kế cử một người đại diện đến ngân hàng làm thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ tùy thân và các văn bản chứng minh quan hệ thân nhân của những người thừa kế và người để lại di sản.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhasblaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/12/2024)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977