Thừa kế giữa con cùng mẹ khác cha?

Chủ đề   RSS   
  • #79248 15/01/2011

    khanhdd

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế giữa con cùng mẹ khác cha?

    Chào bạn!

    Mẹ tôi có năm người con,hai người con của chồng trước đã ly dị và chấm rứt quan hệ. Ba chị em tôi là con của đời chồng sau nhưng không đăng kí kết hôn.

    Bố tôi đã chết.Hiện ba chị em tôi cùng hộ khẩu với mẹ. Hai chị tôi đã sang nước ngoài sinh sống, chỉ còn tôi sống cùng mẹ.

    Mẹ tôi bị mắc chứng thần kinh không ổn định và do ba chị em tôi chăm sóc. Hai người con của me tôi và chồng trước chưa bao giờ chăm sóc mẹ tôi.

    Tôi muốn hỏi liệu sau này mẹ tôi mất đi, tài sản mẹ tôi để lại có phải chia cho hai người con riêng của mẹ tôi hay không?

     
    10754 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #79251   15/01/2011

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Nếu mẹ bạn qua đời, di sản của bà (nếu có) sẽ được chia cho các đồng thừa kế bao gồm ông bà ngoại và 5 anh chị em cũa bạn không phân biệt con chung, con riêng hoặc có công nuôi dưỡng hay không.

    Thân ái !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    khanhdd (10/02/2011)
  • #79379   16/01/2011

    cannts
    cannts

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2011
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn!
     
    nếu đã ra toà ly dị thì chủ sở hữu tài sản do mẹ bạn đứng tên, cách tốt nhất là bán đi trước khi bà mất hoặc cần 1 tờ di chúc.

    Cái giá của nguời tốt khi thờ ơ với những vấn đề trong xã hội là sẽ bị cai trị bởi những kẻ xấu.

    0909303078

    yahoo:cannts

     
    Báo quản trị |  
  • #81660   09/02/2011

    khanhdd
    khanhdd

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư!

    Tôi xin hỏi thêm:

    Mẹ tôi đứng tên chủ hộ,nhưng bà đã bị bệnh thần kinh 20 năm nay, tâm trí đã không còn được bình thường và do 3 chị em tôi chăm sóc(có cả giấy chứng nhận thần kinh). Hiện 2 chị tôi đã lấy chồng nước ngoài,1 người đã cắt quốc tịch VN.

    Gia đình tôi đã đồng ý cho tôi đứng tên làm giấy chứng nhận quyền  sử dụng đất. Xin hỏi tôi có đứng tên được không và phải làm thế nào.

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #81861   10/02/2011

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Nếu nhà đã có chủ quyền, trước tiên bạn phải làm thủ tục cử người giám hộ cho mẹ bạn, sau đó bạn yêu cầu các người liên quan làm thủ tục chuyển nhượng cho bạn tại cơ quan Công chứng, người ở nước ngoài có thể làm giấy ủy quyền cho người trong nước tiến hành thủ tục cần thiết.

    Trong trường hợp nhà chưa có giấy chủ quyền thì bạn liên hệ Văn phòng đăng ký quyền SDĐ để làm thủ tục xin cấp mới giấy chủ quyền với sự đồng ý bằng văn bản của những người liên quan và người giám hộ của mẹ bạn.

    Thân ái !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    khanhdd (15/02/2011)
  • #81929   10/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Luật sư!

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế #c00000;">nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.

    "Mẹ tôi bị mắc chứng thần kinh không ổn định và do ba chị em tôi chăm sóc. Hai người con của me tôi và chồng trước chưa bao giờ chăm sóc mẹ tôi."

     Luật sư tư vấn: "Nếu mẹ bạn qua đời, di sản của bà (nếu có) sẽ được chia cho các đồng thừa kế bao gồm ông bà ngoại và #c00000;">5 anh chị em cũa bạn #c00000;">không phân biệt con chung, con riêng hoặc có công nuôi dưỡng hay không".

    Em thấy thắc mắc chỗ này quá, nếu không có công nuôi dưỡng, thì con riêng vẫn được thừa kế từ mẹ kế hay sao thưa Luật sư?

    Mong Luật sư giải đáp giúp, cảm ơn Luật sư!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #82977   15/02/2011

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!
     
    Theo nội dung trình bày, bà mẹ có 5 người con, 2 người với chồng trước và 3 người với chồng sau, vì vậy cả 5 đều là con ruột của bà chứ không phải con riêng vì vậy cả 5 đều là người thừa kế (nếu không bị mất quyền) nên sẽ được hưởng di sản của bà.

    Thành thật cám ơn góp ý của bạn. Thân ái !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #85223   25/02/2011

    suongmu56
    suongmu56

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn!
     theo như mình được biết thì theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và bộ luật dân sự thì việc chia di sản thừa kế không phân biệt con chung hay con riêng, như vậy, khi mẹ bạn mất đi thì phần di sản bà để lại sẽ được chia dều cho năm phần bằng nhau theo hàng thừa kế thứa nhất.
    thân chào bạn, chúc bạn thành công, có gì thì trao đổi thêm nhé!

    hellu girl...!!!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com