Thừa kế đất nhưng không được do thưa kiện

Chủ đề   RSS   
  • #476349 28/11/2017

    thienphuocka

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế đất nhưng không được do thưa kiện

    Chào luật sư,

    Hiện tại mẹ tôi đứng riêng 1 sổ hổ khẩu và là chủ sở hữu 1 mẫu đất kèm nhà cấp 4 ( Con cái không ai chung hộ khẩu với mẹ hết vì ai cũng có gia đình riêng rồi ). Cách đây 5 năm, mẹ tôi đã làm di chúc (đã ra xã công chứng) cho tôi toàn bộ tài sản trên

    Nhưng gần đây em gái tôi kiện đòi mẹ tôi phải chia 1 phần tài sản đó ( Mặc dù trước đó mẹ tôi đã cho nó 1 lần rồi nhưng nó bán tiêu xài hết ).

    Sau khi ra tòa án xã phân xử hòa giải nhưng bất thành và ở xã người ta cũng khuyên em gái tôi đừng kiện mẹ tôi nữa vì kiện cũng không thắng ! Nhưng em gái tôi 1 mực đòi kiện tiếp lên huyện ?

    Hiện tại gần 3 tháng rồi em gái tôi nó cứ giữ đơn lại đó không chuyển lên huyện ( vì tôi nghe nói phải đóng tiền án phí 5% hay 10% gì đó dựa trên số tài sản - cái này chắc cũng cần luật sư tư vấn giúp ) vì nó không có đủ tiền đóng án phí nên nó giữ đơn lại hoài và ở xã không thể làm thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất từ mẹ tôi cho tôi , do có tranh chấp !

    Tôi muốn hỏi là nếu em gái tôi giữ đơn hoài và không chịu đem lên huyện để kiện ? Và xã mời ra giải quyết nó cũng không ra , mục đích nó không cho mẹ tôi sang nhượng lại cho tôi ( mặc dù di chúc đã có)

    Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp trên , thì khi nào tôi và mẹ được làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ? Ở xã nói đơn từ xã chuyển lên huyện là không có thời hạn và không ép buộc được !

    Tôi xin cảm ơn luật sư!
    Phước!

     
    1958 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478257   13/12/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trước hết, chúng tôi xem xét việc mẹ bạn đã viết di chúc để lại cho bạn. Bản chất của di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do vậy, mọi việc phân chia tài sản, sử dụng tài sản của người lập di chúc cho những người thừa kế theo di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc qua đời. Trường hợp này, mẹ bạn đã lập di chúc cho bạn toàn bộ mẫu đất đó và đã công chứng bản di chúc đó là hợp pháp đúng theo quy định pháp luật.
    Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 644 về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
    “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
    Do đó, nếu như em gái bạn là người chưa thành niên thì em gái bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế.
    Trường hợp em gái bạn đã thành niên thì em gái bạn không có quyền được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc và cũng không có cơ sở để kiện đòi chia di sản thừa kế với bạn. Việc em gái bạn giữ đơn tại xã, không làm ảnh hưởng đến quyền hưởng di sản thừa kế của bạn. Theo căn cứ tại khoản 2 – Luật Công chứng năm 2014 quy định:
    “2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
    … Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.”
    Vậy nên, bạn cần đến Văn phòng Công chứng để thực hiện việc khai nhận thừa kế di sản là quyền sử dụng đất theo di chúc. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
    + Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
    + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
    + Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).
    + Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    + Di chúc hợp pháp.
    + Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế.
    Bạn phải nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên tại văn phòng công chứng. Sau thời gian 30 ngày niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
    Trường hợp, em bạn muốn khiếu kiện thì cần phải có đủ cơ sở để chứng minh việc em gái bạn được quyền hưởng di sản thừa kế, nếu không thì Văn phòng công chứng vẫn Khai nhận di sản thừa kế cho bạn và bạn sẽ tiến hành thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất bình thường.
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.