Thủ tướng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình

Chủ đề   RSS   
  • #135220 29/09/2011

    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Thủ tướng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình

    Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật Biểu tình để điều chỉnh vấn đề thực tế đang đòi hỏi. Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này.
    Trình dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIII tại UB Thường vụ QH chiều nay, 28/9, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị xem xét 115 dự án (trong đó có 3 bộ luật, 104 luật, 6 pháp lệnh). Luật Biểu tình là 1 trong số 19 dự án luật được đề xuất trong lĩnh vực xây dựng luật điều chỉnh về quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân.

    Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, nhiều ý kiến trong UB tán thành đưa dự án Luật Biểu tình vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa XIII. Việc ban hành luật này được nhận định là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình, đồng thời nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.

    Tất nhiên, nếu ban hành Luật này cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thời điểm xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng kích động quần chúng biểu tình gây rối trật tự an ninh.

    Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị chưa ban hành Luật Biểu tình và cho rằng việc ban hành luật này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng biểu tình chống phá chế độ.

    Mặt khác, đã có Luật Biểu tình thì phải điều chỉnh cụ thể các điều kiện đăng ký biểu tình (nội dung, thời gian, địa điểm). Ngược lại, các cơ quan nhà nước cũng phải bảo đảm tạo điều kiện để người biểu tình thực hiện hoạt động tập thể của mình. Quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho địa phương, nhất là các thành phố lớn có diện tích các địa điểm tập trung chật hẹp, giao thông tắc nghẽn như hiện nay.

    Trước những ý kiến còn băn khoăn, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày thêm: “Khi Chính phủ bàn về những luật liên quan đến vấn đề này như Luật về Hội, Luật hội họp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình. Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi. Sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này”.

    Chốt lại, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu khẳng định, đa số các ý kiến đều đồng tình phải nhanh chóng xây dựng luật này vì đây là vấn đề thực tế đòi hỏi, cũng là việc cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp 1992. Ông Lưu yêu cầu xem xét đưa Luật Biểu tình vào chương trình vào thời gian thích hợp

    nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-522428/thu-tuong-de-xuat-xay-dung-luat-bieu-tinh.htm
     
    7326 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #136427   03/10/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Thực tiễn đòi hỏi có Luật biểu tình

     

    TT - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất xây dựng Luật biểu tình và giao Bộ Công an chủ trì soạn thảo đạo luật này. Đó là thông tin được bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần qua.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học Bộ Công an) nói:

     

    Thiếu tướng Lê Văn Cương - Ảnh: Nguyễn Khánh

     

    - Trước hết cần thấy rằng biểu tình là một trong những quyền tự do cơ bản nhất của người dân, để biểu thị thái độ của mình trước một vấn đề trong nước hoặc ngoài nước, đó có thể là những vấn đề ở tầm vĩ mô hoặc trực tiếp liên quan đến cuộc sống của họ.

    Nhìn trên phạm vi toàn thế giới, biểu tình là câu chuyện bình thường trong các xã hội văn minh. Từ nhận thức như vậy, có thể nói việc xây dựng Luật biểu tình ở VN hết sức cần thiết và cũng là lẽ bình thường.

    - Không phải tự nhiên mà quyền biểu tình của người dân được đưa vào Hiến pháp, đạo luật gốc của quốc gia. Hiến pháp năm 1959, điều 25 ghi rõ: “Công dân nước VN Dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình”. Hiến pháp 1980 cũng nêu: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”.

     Đến Hiến pháp 1992, điều 69 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” và lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001 quy định này vẫn được giữ nguyên.

    Nhìn vấn đề một cách hệ thống như vậy, chúng ta thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước rất nhất quán. Tuy nhiên vì sao trong một thời gian dài chưa có Luật biểu tình, tôi nghĩ rằng vấn đề nằm ở mô hình xây dựng đất nước trước đây...

    Chúng ta đã quen với mittinh, biểu tình hoan nghênh, ủng hộ mà không quen biểu tình phản đối. Trong một xã hội văn minh phải quen với chuyện như vậy. Nhà nước sinh ra không hoàn thiện ngay mà phải thông qua hoạt động thực tiễn để hoàn thiện dần.

    Xã hội phát triển, có những điều cần trở nên bình thường thì cơ quan quản lý lại chưa quen làm, thậm chí nhận thức chưa hết. Đó là sự trì trệ của tư duy và nếp nghĩ, không theo kịp cuộc sống.

    Khi người dân biểu tình thì cũng không nên gọi là “tụ tập đông người”. Tụ tập là mức độ thấp của biểu tình, dân ta khi nói tụ tập là có gì đó không lành mạnh. Trong khi đó chúng ta đặt vấn đề xây dựng Luật biểu tình thì có nghĩa đây là quyền chính đáng của người dân.

    Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG

    - Theo mô hình trước đây, trong nền kinh tế chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã, các thành phần kinh tế khác chiếm tỉ lệ không đáng kể. Như vậy với quan niệm người lao động là người chủ đích thực, không có quan hệ chủ thợ... cũng có thể dẫn đến quan niệm không cần biểu tình.

     Từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta triển khai đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đã xuất hiện những vấn đề hoàn toàn mới so với trước. Trong bối cảnh mới, đông đảo người lao động làm việc trong các dự án FDI, liên doanh, công ty cổ phần...

    Rõ ràng trong doanh nghiệp cụ thể thì họ là người làm thuê, không phải làm chủ. Từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan của người lao động cần thể hiện thái độ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

    Chúng ta đã thống kê được rất nhiều cuộc đình công hằng năm ở các khu công nghiệp trong Nam ngoài Bắc. Người ta đòi giới chủ tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao động. Tôi cho rằng đó là sự tồn tại khách quan và phải được pháp luật bảo hộ.

    - Bên cạnh nhu cầu biểu thị thái độ đối với giới chủ của người lao động, cùng với quá trình đổi mới đất nước, sự phát triển của xã hội và xu thế hội nhập toàn cầu, nhu cầu biểu tình còn có nhiều khía cạnh khác mà ngay một lúc khó liệt kê ra hết.

    Có thể đó là người dân biểu thị ủng hộ một chủ trương hoặc hoạt động nào đó của chính quyền. Hoặc là ủng hộ xu thế hợp tác, phát triển và hòa bình trên thế giới, phản đối các thế lực gây chiến tranh, mất ổn định. Chính quyền ở địa phương bên cạnh hàng trăm cái đúng chắc chắn cũng có những cái không phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do vậy nếu người dân muốn bày tỏ thái độ thì điều đó là chính đáng. Doanh nghiệp nào đó gây ô nhiễm môi trường, người dân đã gửi đơn khiếu kiện nhiều nơi mà không được giải quyết, rõ ràng cộng đồng dân cư có quyền biểu thị thái độ của mình...

    Ở đây, thực tiễn càng đa dạng bao nhiêu càng cần có luật pháp để điều chỉnh bấy nhiêu.

    - Chỉ sợ tình trạng không có luật pháp. Nếu luật pháp minh định rõ ràng thì không ai có thể lợi dụng quy định pháp luật để làm hại cho xã hội, cho Nhà nước. Chúng ta xác định Nhà nước của dân, do dân và vì dân sao lại e ngại khó khăn. Tôi luôn nghĩ rằng người dân mình rất tốt, gắn bó máu thịt với Đảng từ những ngày đầu cách mạng đến nay, cần phải tin dân chứ không phải sợ dân.

    Phải thấy rằng người dân bình thường không ai muốn đảo lộn gì cả, ai cũng muốn yên ổn làm ăn, người ta chỉ yêu cầu chính đáng là tổ chức, cá nhân khắc phục cái sai để làm tốt hơn...

    - Về phía công dân, quyền bao giờ cũng gắn với nghĩa vụ. Ví dụ như anh đi biểu tình thì phải báo trước cho chính quyền 10 ngày với các nội dung như biểu tình về vấn đề gì, tuyến đường và lượng người dự kiến, biểu ngữ ra sao... Nghĩa là luật phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người dân.

    Bên cạnh đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Nói chung là đảm bảo hành lang pháp lý cho các bên liên quan hoạt động, bao gồm cả hai mặt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm để tránh những hành động thái quá. Bất cứ nhà nước văn minh nào cũng làm như vậy.

    - Cần quy định rõ nếu tổ chức, cá nhân nào đó yêu cầu biểu tình về vấn đề này, vấn đề kia mà đúng luật pháp thì trong thời gian nhất định chính quyền phải trả lời, đồng thời công khai, minh bạch cách giải quyết của chính quyền trước công luận.

    Luật phải ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan công quyền chứ không phải thiên về quản lý. Nếu người dân bày tỏ thái độ đúng pháp luật và trong trật tự thì cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời và buộc lòng đáp ứng quyền cơ bản này.

    - Cách hành xử đối với biểu tình phải hết sức văn minh. Tôi nghĩ đây là thước đo rất quan trọng. Ví dụ với một cuộc biểu tình đúng pháp luật diễn ra trên đường phố thì công việc của lực lượng chức năng là hướng dẫn bà con tuần hành, khi xảy ra vấn đề gì đó trước hết cần có sự thuyết phục...

    Như tôi đã nói, khi có luật thì các bên liên quan căn cứ quy định pháp luật để thực hiện quyền và chức năng của mình. Để xây dựng Luật biểu tình, không cần đi đâu xa, chúng ta nên tham khảo ngay các nước trong khu vực xem họ ứng xử với biểu tình như thế nào. Ví dụ như Thái Lan, biểu tình và phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ, ảnh hưởng thế nào? Chúng ta thấy kinh tế Thái Lan vẫn phát triển trong những năm qua.

    VÕ VĂN THÀNH thực hiện
    Nguồn: TuoiTre.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #136438   03/10/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Tham khảo thêm một số nguồn khác về Dự thảo Luật biểu tình:

    Một chuyên gia về luật học trong nước vừa lên
    tiếng với BBC, bình luận về sáng kiến lập pháp của Thủ tướng Chính phủ
    Việt Nam giao cho Bộ Công an chuẩn bị Dự luật về Biểu tình.

                        

    Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Bộ môn
    Luật Hiến Pháp, thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc Thủ tướng
    Chính phủ đề xuất luật với Quốc hội là hợp hiến.
                        

    Nhưng ông cũng lưu ý, theo điều 87
    của Hiến pháp Việt Nam, nhiều chủ thể khác cũng có quyền trình dự án
    luật hoặc trình kiến nghị về dự luật và dự án luật ra Quốc hội, như "đại
    biểu quốc hội, chính phủ, thành viên Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể 
    chính trị - xã hội lớn thành viên của Mặt trận."
                        

    Giáo sư Dung giải thích thêm các đoàn thể lớn đó
    phải thuộc tầm cỡ "công - nông - thanh - phụ" hay có thể hiểu là các
    hội đoàn công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ ở cấp trung ương v.v...
                        

    'Thông lệ quốc tế'

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái)

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) mới đưa ra sáng kiến Chính phủ trình dự án Luật biểu tình và giao cho Bộ Công an chuẩn bị.

    Giáo sư nhận xét việc hành pháp đứng ra chuẩn bị
    một dự luật như "Luật Biểu tình" là hợp với thông lệ quốc tế, nhưng ông
    giải thích thêm:
                        

    "Về nguyên tắc, tùy từng nước, nhưng về cơ bản, có thể giao cho bên hành pháp. Hành pháp giao cho bên Bộ nào, thì Bộ đó làm."

                        

    Trước câu hỏi vì sao Chính phủ lại giao Luật
    Biểu tình cho Bộ Công An làm, liệu có thể giao cho bộ khác hoặc giao cho
    một nhóm bộ, trong đó có bộ này triển khai xây dựng dự luật được không,
    Giáo sư Dung cho hay:      

    "Bên hành pháp, người ta muốn đưa cho ai thì
    đưa. Nguyên tắc là ai làm quản lý thì sẽ trình dự án theo phương án quản
    lý của người đó."

    Tuy nhiên, chuyên gia luật hiến pháp cũng lưu ý
    về nhược điểm của phương án giao cho bên hành pháp soạn luật này và bình
    luận về cách thức xử lý

    "Đấy cũng là một cái dở. Đây cũng là thông lệ
    quốc tế, nhưng có điều là Bộ nào quản lý thì bao giờ cũng đưa quyền lợi
    của Bộ đó vào. Cái đó là nguyên tắc,"

                        

    "Nhưng thay vì như thế, người Đại biểu Quốc hội
    phải có trách nhiệm gạt bỏ, tìm ra những quyền lợi của Bộ để gạt đi, để
    lấy quyền lợi của nhân dân."

                        

    "Đó mới chính là trách nhiệm của người Đại biểu Quốc hội. Nó như kiểu một người trình dự án và một người phản biện."

                        

    'Làm lại luật'
                        
    Luật biểu tình có thể điều chỉnh, hướng dẫn hành vi và quy định trách nhiệm
    của cả người biểu tình lẫn chính quyền và các bên liên quan.

    Nhà nghiên cứu lập pháp từ Đại học Quốc gia Hà
    Nội cũng cho hay trong trường hợp một luật hay một bộ luật bất kỳ được
    lập "không hợp lý", hay thậm chí "sai hoàn toàn" ở một khóa hay nhiệm kỳ
    Quốc hội, thì sau đó đều có thể có phương án thay hoàn toàn, hoặc sửa
    chữa:   

    "Có thể thay đổi được tức là làm luật lại hay là thay đổi luật đang hiện hành," Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói với BBC Việt ngữ.

    Được biết, Điều 87 Hiến pháp Việt Nam quy định
    Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban
    của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
    dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
    trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

    Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.

               

    Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật "do luật định".

    Theo BBC Tiếng Việt.

     
    Báo quản trị |  
  • #136448   03/10/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Và thêm nữa:

    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Người dân có nhu cầu bày tỏ thái độ

    TT - Đại biểu Dương Trung Quốc từng đề nghị trước Quốc hội cần xây dựng Luật biểu tình. Ông Quốc nói:

     

    Biểu tình không phải là hoạt động xa lạ trong lịch sử loài người và nó cũng không phải chưa từng xảy ra trong đời sống xã hội nước ta. Khi chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản VN và Mặt trận Việt Minh đã vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân tiến hành nhiều cuộc mittinh, biểu tình, tuần hành chống lại sự cai trị của thực dân Pháp, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, dân quyền...

    Sau Cách mạng Tháng Tám, khi Hiến pháp còn chưa được soạn thảo và ban hành, tháng 9-1945 Hồ Chủ tịch đã ký ban hành sắc lệnh về quyền biểu tình. Có lẽ sau này do hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta thấy cần có những chính sách và hành động phù hợp hơn nên quyền biểu tình trong một thời gian dài không được người dân quan tâm.

    Mặc dù vậy, các bản Hiến pháp từ 1946 đến nay, ở những mức độ khác nhau, quyền này của người dân luôn được thể hiện.

    Kinh nghiệm thực tế trong thời gian qua cho thấy khi chúng ta không có luật thì Nhà nước không điều chỉnh được hoạt động gọi là tự phát của người dân, người dân cũng không biết hành xử thế nào cho đúng. Trong khi đó xã hội nảy sinh không ít vấn đề mà người dân thấy có nhu cầu bày tỏ thái độ của mình.

    Tất nhiên, chúng ta cần phải nhận thức rằng một khi ban hành đạo luật mới, cần có một quá trình để người dân nhận thức và làm quen. Quan trọng nhất là Nhà nước làm cho minh bạch. Có thể so sánh như có đại biểu Quốc hội nói là trước kia làm gì có bãi công, đình công, lãn công, nhưng thực tế cuộc sống nảy sinh thì chúng ta phải xây dựng luật để điều chỉnh, và thấy rằng việc đình công đặt trong khuôn khổ pháp luật là tốt cho cả nhà nước quản lý và tốt cho những người đình công.

    Có người cũng e ngại khi luật ra đời thì làm sao cho người dân ý thức được quyền của mình đến đâu? Tôi thấy trước hết là nhìn vào trình độ dân trí ngày càng cao và bản thân người dân phải được phổ biến đầy đủ. Đương nhiên cái gì cũng cần có tập quán xã hội, trình độ xã hội. Dân chủ cũng thế thôi, cần có quá trình, nhưng cái chính là Nhà nước càng minh bạch bao nhiêu càng có được lòng tin bấy nhiêu.

    LÊ KIÊN ghi

    Theo TuoiTre.vn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/458628/Nguoi-dan-co-nhu-cau-bay-to-thai-do.html

     
    Báo quản trị |  
  • #136489   03/10/2011

    langtuyenthanh
    langtuyenthanh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật biểu tình là hợp lý tuy nhiên Quốc hội, Chính phủ cần xem xét và ban hành thêm luật Chưng cầu dân ý nữa. Ý đảng hợp với lòng dân hay không thì cần thiết phải hỏi ý kiến nhân dân trước một vấn đề quan trọng của đất nước. Dẫu biết rằng Đại biểu quốc hội alf đại diện cho ý kiến của nhân dân nhưng các cuộc tiếp xúc của đại biểu quốc hội với nhân dân còn quá xa vời. 

    Đời buồn còn có em để nhớ. Em đi rồi buồn cũng nhớ tên em !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn langtuyenthanh vì bài viết hữu ích
    daonhan (03/10/2011)
  • #136497   03/10/2011

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Thực tiễn cần có Luật biểu tình

    Trích dẫn:
    Không nên gọi biểu tình là “tụ tập đông người”

    Chúng ta đã quen với mittinh, biểu tình hoan nghênh, ủng hộ mà không quen biểu tình phản đối. Trong một xã hội văn minh phải quen với chuyện như vậy. Nhà nước sinh ra không hoàn thiện ngay mà phải thông qua hoạt động thực tiễn để hoàn thiện dần.

    Xã hội phát triển, có những điều cần trở nên bình thường thì cơ quan quản lý lại chưa quen làm, thậm chí nhận thức chưa hết. Đó là sự trì trệ của tư duy và nếp nghĩ, không theo kịp cuộc sống.

    Khi người dân biểu tình thì cũng không nên gọi là “tụ tập đông người”. Tụ tập là mức độ thấp của biểu tình, dân ta khi nói tụ tập là có gì đó không lành mạnh. Trong khi đó chúng ta đặt vấn đề xây dựng Luật biểu tình thì có nghĩa đây là quyền chính đáng của người dân.

    Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG

    Theo TuoiTre.vn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #137018   04/10/2011

    nhatchuyen
    nhatchuyen

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Cần có luật biểu tình hoàn chỉnh!



    Vào những năm gần đây đặc biệt vào năm 2010 thì đã có những vụ biểu tình xảy ra, mà tầng lớp tham gia hăng hái nhất là các bạn sinh viên!

    Liệu biẻu tình như vậy có đem lại hiệu quả gì không? Những người tham gia biểu tình một cách “bộc phát”?

    Vấn đề mình muốn nói đến đây chính là:

    Khi mà nguời tham biểu tình chưa có một cơ chế, hành lang pháp lý nào để bảo vệ chính những ngưới tham gia biểu tình?



     
    Báo quản trị |  
  • #137033   04/10/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn
    luật biểu tình hiện nay vẫn chỉ đang nằm trên dự thảo, tuy nhiên nó sẽ sớm ra đời thôi. tuy nhiên, trước khi có sự xuất hiện của luật, mọi hành vi biểu tình đều trái pháp luật, bởi vì chưa có cơ chế pháp lí để bảo vệ hoạt động này

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #137038   04/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    1. Hiệu quả của việc biểu tình hầu hết là không trực tiếp thể hiện ra và ngay lập tức, nên việc xác định là khá khó, tuy nhiên việc biểu tình vẫn luôn có những ảnh hưởng nhất định.

    2. Việc biểu tình khi chưa có luật biểu tình không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Công dân được làm những gì pháp luật không cấm là một nguyên tắc pháp lý cơ bản của mọi quốc gia.

    Khi đó, hành lang pháp lý bảo vệ các cá nhân, và bắt buộc các cá nhân phải tuân theo là những quy định khác của pháp luật, có liên quan tới hành vi của người biểu tình. Chẳng hạn như người biểu tình không được vi phạm quy định của pháp luật về giao thông như đi biểu tình dưới lòng đường, cản trở giao thông... hay về các trật tự chung khác của xã hội.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #247806   10/03/2013

    mr.toandat
    mr.toandat

    Male
    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 0 lần


    hay đấy.. nếu đã đưa ra thành luật thì nên sắc bén....

     
    Báo quản trị |