Ngày nay, nhiều gia đình Việt Nam cho phép con cái của họ kết hôn với người nước ngoài cũng như một hình thức xuất khẩu lao động được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dù là mục đích gì thì việc kết hôn cũng cần phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam.
Vậy người nước ngoài có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện tại ra sao? Thủ tục đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì khác tiến hành đăng ký kết hôn ở đâu?
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn thực hiện như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ đủ điều kiện kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp.
2. Thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho người nước ngoài
Để được xác nhận hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì thẩm quyền căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân cho người nước ngoài
Để đăng ký thủ tục làm Giấy đăng ký kết hôn thì hồ sơ bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì vậy thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
UBND cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
Như vậy, khi đăng ký kết hôn hay xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà có yếu tố nước ngoài thì thủ tục có thể sẽ lâu hơn thông thường vì cơ quan chuyên môn sẽ xác phải xác minh tình trạng hôn nhân, cư trú phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.