Chào bạn,
Đối với tài sản là di sản thừa kế thì khi các đồng thừa kế không phân chia di sản thì sẽ trở thành khối tài sản chung chưa chia thuộc sở hữu của các đồng thừa kế. Trong trường hợp các đồng thừa kê không trực tiếp quản lý thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý di sản giúp mình. Theo qui định tại khoản 2 Điều 187 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao.
“Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
Do vậy, cho dù quản lý thời gian dài thì người quản lý cũng
Với trường hợp thứ hai mà bạn đề cập. Do bạn nói là không phân chia và có 1 người con sống trên mảnh đất đó nhưng không nói rõ là việc không phân chia là do thỏa thuận của các người con có thể hiện bằng văn bản hay vào thời điểm mở thừa kế không ai đả động đến việc phân chia di sản. Tùy vào trường hợp mà sẽ có những khác nhau.
+ Ở trường hợp các người con đồng thuận không phân chia mảnh đất và giao cho một người quản lý di sản. Đây là trường hợp mà di sản đã được chia và tất cả các người con đều là đồng sở hữu. Người con được sự ủy quyền của các anh chị em cho sinh sống và quản lý mảnh đất đó thì người này là người quản lý tài sản. và sẽ áp dụng theo Điều 187 Bộ luật dân sự như trên.
+ Nếu người con không được sự ủy quyền mà sinh sống ở đó, các anh chị em cũng không có ý kiến hay đòi chia di sản thì theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Trân trọng.
CÔNG TY LUẬT CILAW
Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng
Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039
Email: huongnt.law@gmail.com
Website: http://cilaw.vn/
Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM