Thủ tục thanh lý tài sản cố định

Chủ đề   RSS   
  • #536177 31/12/2019

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Thủ tục thanh lý tài sản cố định

    Hiện nay, không có quy định về thủ tục thanh lý tài sản cố định (chỉ có quy định về vấn đề quản lý TSCĐ tại Thông tư 45/2013/TT-BTC). Việc thực hiện thanh lý như thế nào sẽ thực hiện theo quy định nội bộ của đơn vị. Thông thường việc thanh lý tài sản cố định ở các đơn vị sẽ gồm các bước sau:

     
    Bước 1- Đề nghị thanh lý tài sản: Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận quản lý tài sản sẽ làm đề nghị thanh lý tài sản gửi người có thẩm quyền (giám đốc công ty, giám đốc chi nhánh).
     
    Bước 2- Quyết định thanh lý tài sản: Người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thanh lý tài sản cố định.
     
    Bước 3- Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.
     
    Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị thường sẽ bao gồm (nhưng không bắt buộc): 
     
    + Người đứng đầu đơn vị (giám đốc): Chủ tịch Hội đồng;
     
    + Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
     
    + Trưởng (hoặc phó) bộ phận phụ trách quản lý tài sản;
     
    + Nhân viên có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.
     
    Bước 4- Tiến hành định giá tài sản: Hội đồng thanh lý tài sản tự đánh giá (theo hồ sơ trích khấu hao) hoặc thuê đơn vị định giá tài sản. Kết quả định giá phải được lập thành văn bản.
     
    Bước 5- Ra quyết định lựa chọn hình thức xử lý tài sản: những hình thức xử lý có thể là Bán đấu giá tài sản hoặc chỉ định người mua hoặc tự tìm kiếm người mua.
     
    Bước 6- Ký hợp đồng mua bán tài sản, xuất hóa đơn và làm các thủ tục đăng ký khác nếu có (vd: khi bán nhà xưởng thì phải làm thủ tục chuyển GCN QSDĐ, khi bán xe ô tô thì cần làm thủ tục sang tên xe...)
     
    Bước 7- Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản: Hồ sơ thanh lý tài sản bao gồm Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản định giá tài sản, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hợp đồng, hóa đơn bán hàng ), thực hiện các bút toán kế toán có liên quan (ghi giảm giá trị tài sản, ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền ngân hàng ...)
     
     
    12821 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536179   31/12/2019

    Theo tiết 3.2.2, điểm 3.2, khoản 3, điều 35, thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, thì:

    - "3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
    - Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ."

     
    Báo quản trị |  
  • #560930   26/10/2020

    Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản công, có nhất thiết phải là thủ trưởng đơn vị không? hay chỉ cần cấp phó. (có văn bản nào quy định không?)

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maianh3t vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2020)