Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân

Chủ đề   RSS   
  • #504062 06/10/2018

    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Thủ tục thành lập Viện nghiên cứu khoa học tư nhân

    Viện nghiên cứu tư nhân trong lĩnh vực giáo dục được hiểu là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập theo quy định tại Điều 9 Luật khoa học và công nghệ và khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ.

    Như vậy, điều kiện thành lập, hồ sơ thành lập và cơ quan có thẩm giải quyết như sau: (Điều 4 Nghị định 08/2014 NĐ-CP)

    "1. Điều kiện thành lập

    a. Có Điều lệ tổ chức và hoạt động với các nội dung cơ bản sau:

    -  Có tên gọi bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.

    Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

    - Có mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng và không không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    - Có trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)

    - Có người đại diện.

    - Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

    - Có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

    - Có vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.

    -  Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).

    -  Cam kết tuân thủ pháp luật."

    b. Điều kiện về nhân lực và khoa học công nghệ

    "2. Nhân lực khoa học và công nghệ (khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014 NĐ_CP)

    a) Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

    Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.

    b) Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

    Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học."

    * Trình tự, hồ sơ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập (khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2014 NĐ_CP)

     

     
    25926 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525569   14/08/2019

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

     Hồ sơ xin phép thành lập viện nghiên cứu

    Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

    -  Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

    -  Lý lịch khoa học của người đứng đầu viện nghiên cứu;

    -  Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của viện nghiên cứu;

    -  Phương án tổ chức và hoạt động của viện nghiên cứu;

    -  Hồ sơ về nhân lực của viện nghiên cứu, gồm:

        + Bảng danh sách nhân lực;

        + Các tài liệu kèm theo đối với từng nhân sự gồm:

    • Đơn đề nghị được làm việc chính thức hoặc kiêm nhiệm tại Viện nghiên cứu, đối với người làm việc kiêm nhiệm phải có xác nhận cho phép làm việc của cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý nhân sự;
    • Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại Viện nghiên cứu;
    • Bản sao hợp pháp chứng minh nhân dân;
    • Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (bằng đại học, bằng trên đại học, chứng chỉ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động);
    • Đối với chủ tịch hội đồng sáng lập, người được cử giữ chức vụ giám đốc (viện trưởng hoặc tương đương) cần có thêm lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại Viện nghiên cứu.

    -   Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật của viện nghiên cứu;

    -   Giấy tờ chứng minh về địa điểm trụ sở chính của tổ chức:

        + Bản sao hợp pháp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ

        chức đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính;

        + Bản sao hợp pháp hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính của tổ chức trong

        trường hợp tổ chức thuê, mượn địa điểm làm trụ sở.

    Thủ tục xin giấy phép thành lập viện nghiên cứu và lệ phí thực hiện

    -  Nộp hồ sơ xin thành lập viện nghiên cứu:

    Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Khoa học và công nghệ nơi đặt trụ sở viện nghiên cứu.

    -  Thẩm duyệt hồ sơ:

    Hồ sơ sẽ được luân chuyển đến phòng cán bộ chuyên môn để xem xét, thẩm định hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ, sở khoa học và công nghệ sẽ thành lập hội đồng tổ chức buổi bảo vệ để cá nhân, tổ chức xin thành lập viện trình bày quan điểm, ý tưởng và chiến lược thành lập, hoạt động viện thuyết phục trước hội đồng.

    -  Trả kết quả thủ tục:

    Căn cứ hồ sơ và buổi bảo vệ trước hội đồng của sở, sở sẽ quyết định việc cấp/không cấp phép thành lập viện cho cá nhân, tổ chức xin thành lập. Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị.

    Trường hợp cấp phép thì lệ phí hành chính cấp giấy phép là: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng);

    Thời gian giải quyết thủ tục là: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

     Mọi băn khoăn, thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với luật sư qua tổng đài 1900 6289.

    Cập nhật bởi daolienluatsu ngày 14/08/2019 02:14:40 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2019) luatsuKhucQuyen (12/02/2020)
  • #538701   12/02/2020

    Theo quy định hiện nay thì các Viện nghiên cứu tư nhân có hai phương án lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thành lập.

    Một là, Sở khoa học và công nghệ;

    Hai là, Bộ khoa học và công nghệ đối với các Viện trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

    Luật sư tư vấn điều kiện để thành lập Viện nghiên cứu thuộc 2 trường hợp trên dưới đây: 

    I.  Điều kiện thành lập Viện nghiên cứu trực thuộc Liên hiệp và do Bộ khoa học và công nghệ cấp phép

    1.  Về nhân sự:

    Tối thiểu một viện nghiên cứu phải có 03 thành viên sáng lập và 07 thành viên làm việc tại Viện. Trình độ chuyên môn của các thành viên là phải tốt nghiệp đại học trở lên. Có ít nhất 2/3 thành viên hoạt động chính thức tại viện, trong đó có ít nhất 1 thành viên là Tiến sĩ có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Viện.

    2.   Về địa chỉ: phải có hợp đồng thuê mặt bằng kèm theo bản sao chứng thực giấy tờ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.

    3.   Về vốn: Viện phải có vốn điều lệ thể hiện qua văn bản góp vốn và tài khoản ngân hàng chứng minh đủ kinh phí cho hoạt động của Viện.

    II.   Điều kiện thành lập Viện nghiên cứu do Sở khoa học và công nghệ 

                 1.  Về nhân sự:

    Tối thiểu một viện nghiên cứu phải có 01 tiến sĩ có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện và 5 nhân viên làm việc tại Viện, trình độ chuyên môn của các thành viên là phải tốt nghiệp đại học trở lên. Có ít nhất 2/3 thành viên hoạt động chính thức tại viện (trong có có tiến sĩ bắt buộc phải làm việc chính thức);

    2.   Về địa chỉ: phải có hợp đồng thuê mặt bằng kèm theo bản sao chứng thực giấy tờ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực;

    3.  Về vốn: Viện phải có vốn điều lệ thể hiện qua văn bản góp vốn và tài khoản ngân hàng chứng minh đủ kinh phí cho hoạt động của Viện.

    Từ những điều kiện Luật sư tư vấn ở trên chúng ta có thể thấy điều kiện thành lập Viện nghiên cứu do Bộ cấp phép và Sở cấp phép cơ bản chỉ khác nhau ở số lượng thành viên sáng lập và nhân sự tham gia làm việc tại Viện.

    Tuy nhiên về thủ tục thực hiện thì hồ sơ và thời gian để thành lập Viện nghiên cứu trực thuộc Liên hiệp và do Bộ cấp phép sẽ dài hơn. 

    Khi các bạn có nhu cầu thành lập Viện nghiên cứu tư nhân nhưng chưa biết nên thành lập Viện thuộc Sở tốt hơn hay Bộ tốt hơn và sự giống và khác nhau như thế nào, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo số 0976 714 386 để luật sư tư vấn và hướng dẫn thành lập Viện nghiên cứu trọn gói cho đến khi nhận Giấy phép và dấu pháp nhân của Viện nhé.

    Luật sư Khúc Thị Quyên - Công ty Luật Tiền Phong

    Số điện thoại - 0976714386/ 0965 69 2283

    www.luattienphong.vn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuKhucQuyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/02/2020) daolienluatsu (12/02/2020)