Thủ tục thành lập Trung tâm Gia Sư trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào các Luật sư ơi ?

Chủ đề   RSS   
  • #287820 23/09/2013

    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục thành lập Trung tâm Gia Sư trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào các Luật sư ơi ?

     

    Để thành lập trung tâm gia sư không phải là chuyện dễ với nhiều người mặc dù đã lên kế hoạch thành lập kỹ càng, Công ty tư vấn pháp luật, Luật NewVision  xin chia sẻ các thông tin hữu ích và hy vọng được hợp tác với các bạn trong thời gian sớm nhất.

     

    Hồ sơ pháp nhân

    - Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân;

    - Bản sao công chứng mã số thuế của pháp nhân;

    - Hợp đồng thuê nhà (nơi đặt trụ sở của trung tâm).

    1. Quy định chung:

    a) Tên Trung tâm:

    - Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học – Bồi dưỡng văn hoá + Tên riêng

    - Không dùng tiếng nước ngoài, tên dễ ngộ nhận hoặc gần trùng với tên Trung tâm khác.

    - Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, Giấy phép dạy học, con dấu, biển tên Trung tâm và các sổ sách giấy tờ giao dịch của Trung tâm.

    -   Biển tên Trung tâm:

       Góc phía trên bên trái: Ghi dòng chữ: “ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố …”.

       Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quyết định thành lập.

       Dưới cùng là địa chỉ, điện thoại

    b) Thủ tục:

    - Phòng Tiếp công dân:

    - Phát hành mẫu Hồ sơ hướng dẫn thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Tin học – Bồi dưỡng văn hoá;

    - Tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ.

    - Hồ sơ đóng thành tập. Nộp 3 tập ( trong đó 1 tập là bản chính có công chứng ) cho Phòng tiếp công dân Sở Giáo dục và Đào tạo số 20 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Thời hạn :

    - Thời hạn cấp Quyết định thành lập Trung tâm: sau 40 ngày làm việc.

    - Thời hạn hoạt động của Trung tâm theo Quyết định: 5 năm.

    2. Các loại hồ sơ liên quan:

    a) Hồ sơ thay đổi chủ thể, thay đổi Giám đốc Trung tâm, thay đổi tên Trung tâm:

    * Đối với chủ thể là tổ chức ( Công ty, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan…), hồ sơ gồm:

    - Đơn xin thay đổi chủ thể;

    - Đơn xin thay đổi Giám đốc;

    - Đơn xin thay đổi tên Trung tâm;

    - Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;

    - Bản sao Giấy phép dạy học;

    - Hồ sơ pháp lý của chủ thể ( nếu là công ty, tổ chức);

    - Hồ sơ Giám đốc: Lý lịch 8 trang, bằng tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành, bản sao hộ khẩu, giấy khám sức khoẻ, cam kết tham gia phục vụ.

    - Biên bản thoả thuận thay đổi; Biên bản bàn giao.

    * Đối với chủ thể là cá nhân, hồ sơ gồm:

    - Đơn xin thay đổi Giám đốc Trung tâm ;

    - Đề án tổ chức hoạt động;

    - Hợp đồng thuê mặt bằng và các văn bản liên quan đến thuê mướn mặt bằng;

    - Danh sách trích ngang giáo viên;

    - Đơn từ nhiệm của Giám đốc cũ;

    - Biên bản bàn giao;

    - Hồ sơ cá nhân của Giám đốc mới.

    d) Hồ sơ giải thể Trung tâm gồm:

    - Đơn xin giải thể ( trình bày rõ lý do giải thể );

    - Quyết định thành lập   ( bản chính );

    - Giấy phép hoạt động ( bản chính );

    - Bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ( nếu Trung tâm thuê địa điểm ).

    Ghi chú:

    Hồ sơ đóng thành tập. Nộp 3 tập ( trong đó 1 tập là bản chính có công chứng ) cho Phòng tiếp công dân Sở Giáo dục và Đào tạo.

    Điều kiện thành lập trung tâm

    1. Nhân sự:

    a) Cán bộ quản lý:

    - Giám đốc Trung tâm: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý. Tốt nghiệp Đại học theo chuyên môn Trung tâm đăng ký, có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục; Tuổi đời từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi, không phải là công chức, viên chức ( trừ trường hợp tổ chức đứng tên thành lập Trung tâm là trường học, cơ quan, đơn vị ); Nhiệm kỳ Giám đốc Trung tâm: 5 năm.

    - Phó Giám đốc: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý, tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng theo chuyên môn Trung tâm đăng ký; Nhiệm kỳ Phó Giám đốc Trung tâm: 5 năm.

    b) Giáo viên:

    - Giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng đảm bảo tỷ lệ tối đa 30 học viên / giáo viên.

    Tốt nghiệp Đại học Sư phạm – Cao đẳng Sư phạm theo chuyên môn Trung tâm giảng dạy.

    Nếu tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng khác thì phải có Chứng chỉ lý luận dạy học và giáo dục ( Chứng chỉ sư phạm ).

    c) Nhân viên:

    - Đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu phục vụ cho công tác hành chính, học vụ.

    - Nhân viên kế toán có trình độ Trung cấp trở lên.

    2. Cơ sở vật chất :

    a) Hồ sơ pháp lý:

    - Nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp.

    - Hợp đồng thuê nhà, đất có công chứng, thời hạn thuê tối thiểu 2 năm ( Nếu thuê nhà của cơ quan, đơn vị, trường học phải có ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc cơ quan quản lý cấp trên).

    b) Điều kiện phục vụ giảng dạy:

    - Khu phòng học, phòng bộ môn: đảm bảo diện tích sử dụng một phòng học đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 học viên/ca học. Phòng học không nhỏ hơn 15m2; độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux.

    - Khu hành chính, văn phòng: Đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

    - Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên, đảmbảo tối thiểu 60 học viên / 1 buồng vệ sinh.

    - Có sân bãi để xe và phương án giữ xe.

    - Môi trường sư phạm an ninh, an toàn.

    c) Trang thiết bị:

    - Trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng dạy học thực hành phù hợp quy mô Trung tâm

    - Mỗi Trung tâm phải có 1 máy vi tính nối mạng Internet đặt tại Văn phòng.

    - Trung tâm dạy Tin học phải có phòng máy tính, tối thiểu 40 máy.

    d) Phương án chữa cháy, cứu hộ:

    - Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định;

    - Có Biên bản kiểm tra PCCC;

    - Xây dựng Phương án PCCC và thoát nạn, cứu người (Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.

    3. Chương trình:

    a) Ngoại ngữ: Chương trình A-B-C của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình tương đương được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    b) Tin học: Chương trình A-B và Kỹ thuật viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình tương đương được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    c) Bồi dưỡng văn hóa: Theo chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc chương trình khác được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Hồ sơ thành lập

    1. Đơn ( Mẫu 1 hoặc 2 hoặc 3 )

    2. Đề án tổ chức và hoạt động ( Mẫu 4 )

    3. Kế hoạch giảng dạy ( Mẫu 5 )

    - Hợp đồng thuê mặt bằng;

    - Danh mục trang thiết bị;

    - Phương án phòng cháy chữa cháy được Công an PCCC phê duyệt.

    5. Bảng dự kiến thu chi học phí: ( Mẫu 10 )

    6. Hồ sơ nhân sự:

    a) Hồ sơ Giám đốc, Phó Giám đốc:

    - Đối với cá nhân đứng tên:

    - Lý lịch ( theo mẫu 8 trang)

    - Bản sao văn bằng

    - Xác nhận quá trình giảng dạy

    - Bản sao Chứng minh nhân dân

    - Bản sao Hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh

    - Phiếu khám sức khỏe

    - Đối với tổ chức đứng tên: hồ sơ Giám đốc, Phó Giám đốc như trên, ngoài ra cần có thêm:

    - Văn bản đề cử Giám đốc, Phó Giám đốc của tổ chức đứng tên

    - Hợp đồng lao động giữa tổ chức và Giám đốc, Phó Giám đốc.

    - Cam kết cuả người được đề cử làm Giám đốc, Phó Giám đốc: làm hết nhiệm kỳ 5 năm.

    b) Hồ sơ giáo viên:

    - Danh sách giáo viên trích ngang

    - Bản sao văn bằng.

    - Cam kết giảng dạy .

    c) Nhân viên:

    - Danh sách trích ngang ( mẫu 9 ).

    - Hồ sơ của nhân viên Kế toán: Lý lịch, các bản sao văn bằng, Hộ khẩu và Chứng minh nhân dân.

    7. Phụ lục: Các văn bản khác có liên quan ( giấy đăng ký kinh doanh của công ty, doanh nghiệp; Quyết định thành lập đơn vị, cơ quan…).

    8. Ghi chú:

    - Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học – Bồi dưỡng văn hoá phải xây dựng Hồ sơ thành lập trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

    - Hồ sơ thành lập phải được thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm trú đóng.

    - Hồ sơ thành lập Trung tâm, Hồ sơ cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên phải được lưu tại Văn phòng Trung tâm.

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    13811 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #287818   23/09/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục thành lập công ty hoạt động in ấn tại Hà Nội như thế nào là hợp pháp ?

     

    I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    Nghị định của Chính Phủ số 88/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2006;
    Nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2007;

    • Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;
    • Thông tư số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;
    • Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
    • Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
    •  
    II.  THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY IN ẤN
     
    1. Cách thức thực hiện:
    Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
    2. Hồ sơ bao gồm:
    • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
    • Dự thảo điều lệ;
    • Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;
    • Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
    - Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
    - Đối với tổ chức: GCN đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
    Ngoài dịch vụ in ấn, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và ngành nghề có chứng chỉ thì phải có thêm các văn bản sau:
    • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
    • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
    •  
    3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
     
    4. Kết quả thủ tục hành chính:
    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
     
    5. Mã ngành nghề in ấn:
     
    Mã ngành
    Tên ngành nghề
    1811
    18110
    In ấn
    1812
    18120
    Dịch vụ liên quan đến in
     
    Chi tiết:
    1811 - 18110: In ấn
    Nhóm này gồm:
    - In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in op set, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;
    - In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm; - Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.
     
    Nhóm này cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).
     
    Loại trừ:
    - In trên lụa (bao gồm in nhiệt) trên các trang phục được phân vào nhóm 13130 (Hoàn thiện sản phẩm dệt);
    - Sản xuất các sản phẩm bằng giấy như gáy sách được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
    - Xuất bản các ấn phẩm in được phân vào ngành 581 (Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác);
    - Bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219 (Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác).
     
    1812 - 18120: Dịch vụ liên quan đến in
     
    Nhóm này gồm:
    - Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,…bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;
    - Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;
    - Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp sét và in sắp chữ);
    - Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;
    - Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);
    - Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem; - In thử;
    - Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);
    - Sản xuất các sản phẩm sao chụp;
    - Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;
    - Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.
    (Theo Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 )
    Lưu ý:
    Những nội dung quy định nêu trên được tổng hợp tại các văn bản hướng dẫn, áp dụng đối với việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư trong nước. Chúng tôi đã hết sức cố gắng mang đến cho người sử dụng những thông tin chính xác, cập nhật và có tính thực tiễn. Tuy nhiên, những thông tin cũng như các văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu có thể có những thay đổi vào thời điểm người sử dụng có được những ý kiến này. Người sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý về vấn đề của mình.
     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #287827   23/09/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành như thế nào các Luật sư ơi ?

     

    Lý lịch tư pháp cho người Việt Nam và người nước ngoài được cấp bởi Sở Tư pháp, nơi đương sự có hộ khẩu thường trú (đối với người Việt Nam đang cư trú ở trong nước), nơi đương sự thường trú trước khi xuất cảnh (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài), nơi đương sự đăng ký tạm trú (đối với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam).

    1. Hồ sơ lý lịch tư pháp

    Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 8/2/1999 thì hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp thông thường bao gồm:

    - 02 Đơn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu in sẵn của Bộ Tư pháp;

    - Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân còn hạn và sao y không quá 6 tháng đối với công dân Việt Nam. Bản sao hộ chiếu còn hạn và visa hoặc thẻ tạm trú còn hạn của người nước ngoài.

    - Giấy chứng nhận nơi thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam hoặc sổ tạm trú.

    Thủ tục nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người Việt Nam và người nước ngoài cụ thể như sau:

    - Đối với công dân trong nước

    + Đơn theo mẫu: khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

    + Bản chụp giấy chứng minh nhân dân và bản chụp hộ khẩu nơi thường trú của đương sự.

    - Đối với người nước ngoài

    + Đơn theo mẫu: khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

    + Bản chụp Hộ chiếu và bản chụp thẻ thường trú.

    + Giấy xác nhận tạm trú tại phường hoặc sổ đăng ký tại phường tại Việt Nam.

    - Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    + Đơn theo mẫu: khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

    + Bản chụp Hộ chiếu.

    + Giấy xác nhận nơi thường trú trước khi xuất cảnh.

    2. Lưu ý khi xin Lý Lịch Tư Pháp:

       Xác Nhận Tạm Trú Phường: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp; như vậy việc Công an phường xác nhận chỉ ở đó 01 tháng thì vẫn được cấp lý lịch tư pháp nếu đã tạm trú ở Việt Nam trên 6 tháng.

       Cư trú nhiều nơi khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 thì Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam.

         Như vậy tại điều khoản này chỉ quy định có ở Việt Nam trên 6 tháng chứ không quy định ở những nơi nào, như vậy nếu ở trên lãnh thổ Việt Nam trên 6 tháng thì có thể xin cấp lý lịch tư pháp và trường hợp này chỉ cần đến sở tư pháp cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi đang cư trú hiện tại để xin cấp lý lịch tư pháp.

    3. Thời gian thực hiện: nhận kết quả sau 1 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #287822   23/09/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh như thế nào, nhờ Luật sư tư vấn giúp

     

     

    Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

    1. Căn cứ pháp lý:

    - Doanh nghiệp khai báo đầy đủ và chính xác thông tin trong hồ sơ cũng như nộp các giấy tờ cần thiết kèm theo trong hồ sơ (theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011).

    - Doanh nghiệp gửi hồ sơ về Bộ TTTT, 18 Nguyễn Du - Hà Nội.

    - Việc thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định Nghị định số 47/2011/NĐ- CP ngày 17/06/2011.

     

    2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

    Vụ Bưu Chính - Bộ Thông Thin và Truyền thông

     

     

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

     

     

    3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

    Quy định tại Khoản 2, Điều 6 - Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011) gồm:

    -  Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;

    - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tưhoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

    - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

    - Phương án kinh doanh;

    - Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    - Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

    - Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    - Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    - Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    - Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

    - Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này.

    - Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

    + Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

    + Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

    + Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

    Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

    + Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

    + Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

    + Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế - xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

    Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao)

     

    4. Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh:

    - Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

    - Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

    - Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp.

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #287821   23/09/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thành lập công ty bảo vệ cần những điều kiện gì, xin các Luật sư hướng dẫn giúp

     

    Nhiều công ty mới được thành lập, nhiều tòa nhà được lập nên... dịch vụ bảo vệ được quan tâm đáng kể, vậy thu tục thành lập công ty bảo vệ như thế nào?

     

    Hỏi:  Thành lập công ty bảo vệ cần những điều kiện gì?

     

    Đáp:

    Để đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bạn cần chuẩn bị những điều kiện như sau (theo quy định tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP)

     

    Điều kiện về vốn

    Vốn pháp định phải là 2 tỷ (ký quỹ ở ngân hàng và nhờ ngân hàng xác nhận để bổ sung vào hồ sơ - có giấy xác nhận số tiền ký quỹ của Ngân hàng).

     

    Điều kiện về trụ sở

    Nếu nhà thuê thì HĐ phải từ 1 năm trở lên có công chứng - nếu nhà của chủ doanh nghiệp thì phải xuất trình sổ đỏ, giấy tờ nhà bản sao có chứng thực hợp pháp ...

     

    Điều kiện đối với người đứng đầu:

    Giám đốc/ thành viên /cổ đông công ty có trình độ cao đẳng hoặc đại hoc khối kinh tế, luật (điều 9, NĐ 52)

    Lý lịch tư pháp + sơ yếu lý lịch có dán ảnh của Giám đốc/thành viên/cổ đông tham gia...

     

    Điều kiện về hồ sơ sau khi có đăng ký kinh doanh - tiến hành thủ tục xin giấy phép con:

    Giấy đăng ký kinh doanh công ty + biểu trưng logo có chữ ký và đóng dấu xác nhận; Bản khai lý lịch có dán ảnh; Bản sao bằng tốt nghiệp theo quy định; Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp cấp; Hồ sơ nộp tại cơ quan Công An nơi đặt trụ sở.

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |