Chào bạn, Dựa vào những thông tin bạn cung cấp, tôi có một số trao đổi như sau:
Theo điều Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa
“1. Đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III và hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, thương nhân có Mã số được làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan theo quy định, không phải xin phép Bộ Công Thương.
2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thương nhân có Mã số tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng khi tạm nhập tái xuất gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Công Thương. Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi một (1) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VIII): 01 bản chính.
- Hai hợp đồng, gồm hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 01 bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép tạm nhập tái xuất đã được cấp (theo mẫu tại Phụ lục IX): 01 bản chính.
- Các tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan đối với các lô hàng theo giấy phép tạm nhập tái xuất đã được cấp lần trước: mỗi tờ 01 bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm nhập tái xuất cho thương nhân: Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp giấy phép tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 2 Điều này cho thương nhân.”
Theo như quy định thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Thứ hai: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
Thứ ba: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
Thứ tư: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
- Trong trường hợp công ty bạn ký hợp đồng và xuất hàng cho công ty ở Viênchăn và được thanh toán bởi công ty mẹ thì công ty bạn có thể thực hiện ký kết hợp đồng 3 bên. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng bạn cần chú ý hợp đồng thương mại quốc tế này cần phải quy định rõ sẽ thanh toán bằng ngoại tệ và được chuyển trực tiếp từ công ty mẹ sang cho công ty bạn. Khi thực hiện bạn cần phải tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan và các quy định về thuế.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, nếu có thắc mắc thêm về vấn đề này xin liên hệ. Hoàng Thị Thúy- Công ty Luật Việt Kim.(www.vietkimlaw.com) M: (+84-4)6.269.4744- E:
luatvietkim@gmail.com Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN/ CS2 – Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN
Cập nhật bởi hoangthuy511 ngày 21/10/2016 03:55:39 PM