Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự: Áp dụng khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560513 15/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự: Áp dụng khi nào?

    Áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng Hình sự khi nào?

    Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng Hình sự - Ảnh minh họa

    Khác với quy định trước đây về Thủ tục rút gọn, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) quy định thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục này dành cho cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Vậy trong những trường hợp nào thủ tục rút gọn sẽ được áp dụng?

    Trước tiên cần nắm được phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại Điều 455 BLTTHS:

    Điều 455. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

    Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

    Như vậy có thể thấy thủ tục rút gọn có thể được áp dụng bắt đầu từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và đặc biệt là cả với xét xử phúc thẩm.

    Đối với các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử phúc thẩm, thủ tục rút gọn được ra quyết định thi hành khi có các căn cứ tại Khoản 1 Điều 456 BLTTHS:

    1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:

    a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

    b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

    c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

    d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

    Trong những căn cứ nêu trên, tình tiết “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” được hiểu là những sự việc mà vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định, vụ án ít bị cáo, các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.

    Đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm, căn cứ áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại Khoản 2 Điều 456 như sau:

    2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:

    a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

    b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

    Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy nêu trên, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Quyết định này bị hủy bỏ trong trường hợp căn cứ áp dụng Thủ tục rút gọn tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 15/10/2020 04:22:59 CH
     
    1967 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (16/10/2020) ThanhLongLS (15/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận