Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện từ nước ngoài về Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #604154 21/07/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 85 lần


    Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện từ nước ngoài về Việt Nam

    Doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu xe đạp điện từ Trung Quốc về Việt Nam. Vậy khi nhập khẩu có phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe này không?

    1.  Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật

    Tại Phụ lục I Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải thì xe đạp điện thuộc hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan. 

    Xe đạp điện nhập khẩu thuộc đối tượng cấp chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật theo Thông tư 41/2013/TT-BGTVT trước khi thông quan. 

    => Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng Xe nhập khẩu trong quá trình Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải khi nhập khẩu. 

    2/ Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật 

    Quy định về cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật Xe nhập khẩu là xe đạp điện tại Điều 8 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT và các văn bản sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo trình tự và cách thức như sau:

    - Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định và nộp cho Cơ quan QLCL bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

    - Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra, thông báo kết quả cho Cơ sở nhập khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL trả lại hồ sơ và hướng dẫn Cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.

    Cơ quan QLCL thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của Cơ sở nhập khẩu.

    - Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc phục; quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu quy định. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

    - Trường hợp Xe nhập khẩu là loại đã qua sử dụng, Cơ quan QLCL xử lý như sau: Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe đạp điện nhập khẩu và lập biên bản ghi nhận về tình trạng Xe nhập khẩu vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

    Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản ghi nhận vi phạm, Cơ quan QLCL thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và Cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) để giải quyết theo quy định.

    => Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu xe đạp điện đăng ký thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật tại Cơ quan quản lý chất lượng (QLQC) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

    3/ Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật Xe nhập khẩu

    Hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT bao gồm:

    - Bản đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp điện nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Bản đăng ký kiểm tra) theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 41/2013/TT-BGTVT;

    - Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của Cơ sở nhập khẩu bao gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương liên quan tới giá trị hàng hóa;

    - Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất, trong đó thể hiện các thông số chủ yếu về: Kích thước, khối lượng, số người cho phép chở, vận tốc lớn nhất, cỡ lốp, công suất lớn nhất của động cơ, điện áp và dung lượng của ắc quy, khoảng cách chạy liên tục.

    Trường hợp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật về Xe của nhà sản xuất chưa đủ nội dung quy định tại điểm c khoản này thì Cơ sở nhập khẩu sử dụng Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 41/2013/TT-BGTVT.

    Đối với các Xe cùng kiểu loại đã được Cơ quan QLCL kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu thì được miễn Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật Xe của nhà sản xuất.

    - Bản mô tả nhãn hàng hóa bao gồm kích thước, nội dung và vị trí gắn trên Xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản xuất; Tên, địa chỉ Cơ sở nhập khẩu; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công suất động cơ; năm sản xuất; xuất xứ.

    Như vậy, khi doanh nghiệp nhập khẩu xe đạp điện từ Trung Quốc về Việt Nam, là hàng hóa không thuộc Mục II Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (không thuộc phạm vi Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép, điều kiện) nên thực hiện nhập khẩu như hàng hóa thông thường nhưng khi nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật khi nhập khẩu.

     
    2248 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận