Thủ tục nhập khẩu và bán máy triệt lông cầm tay

Chủ đề   RSS   
  • #591675 28/09/2022

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Thủ tục nhập khẩu và bán máy triệt lông cầm tay

    Căn cứ Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp nhập khẩu máy triệt lông cầm tay là sản phẩm mới thì không thuộc danh mục cấm nhập khẩu.  

     Tiếp theo doanh nghiệp cần xác định được HS của hàng hóa. Nếu doanh nghiệp chưa xác định mã HS của hàng hóa thì nên liên hệ với cơ quan Hải quan để được hỗ trợ xác định như sau:

    - Hồ sơ bao gồm:

    + Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

    + Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.

    Trường hợp không có mẫu hàng thì phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa:

    - Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường), hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh làm rõ).

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan 

    Sau khi xác định mã HS, doanh nghiệp đối chiếu với  Thông tư 14/2018/TT-BYT về danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành để xác định sản phẩm của bên mình có phải là trang thiết bị y tế hay không.

     + Nếu là trang thiết bị y tế và thuộc danh mục tại Phụ lục I Thông tư 30/2015/TT-BYT thì phải xin giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. Sau đó thực hiện thủ tục hải quan. 

     + Nếu là trang thiết bị y tế nhưng không thuộc danh mục tại Phụ lục I Thông tư 30/2015/TT-BYT thì không cần xin giấy phép nhập khẩu nhưng cần tiến hành đăng ký lưu hành hoặc công bố tiêu chuẩn áp dụng (tùy vào kết quả phân loại trang thiết bị y tế theo Điều 21 Nghị định 98/2021/NĐ-CP). Việc đăng ký lưu hành và công bố tiêu chuẩn áp dụng chị tham khảo thêm  Điều 23 đến Điều 32 Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Đơn vị bán trang thiết bị y tế cũng cần tuân thủ quy định tại Nghị định này (Điều 40, 41, 42, 51, 52). Khi nhập khẩu cần lưu ý nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế tại Điều 46, 47 Nghị định 98/2021/NĐ-CP

     + Nếu không phải là trang thiết bị y tế thì đơn vị chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC(được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC). Khi bán hàng hóa thì đơn vị đăng ký mã ngành phù hợp với sản phẩm mình bán là được nhé. 

     
    586 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận