Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động ntn?

Chủ đề   RSS   
  • #592835 27/10/2022

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (290)
    Số điểm: 2608
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động ntn?

    Căn cứ tại khoản 2, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy đinh:

    “Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

    2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Theo đó, Tuổi nghỉ hưu năm 2022 lao động trong điều kiện lao động bình thường thì đối với nam là đủ 60 tuổi 6 tháng.  Người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường, cụ thể đối với nam là 55 tuổi 6 tháng.

    Mặt khác, căn cứ tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

    b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

    b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    Như vậy, nếu hiện tại NLĐ đã đóng đủ 20 năm đóng BHXH và đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu trước tuổi  đối với Người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định nêu trên sẽ được hưởng chế độ lương hưu.

    Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu và Hồ sơ để hưởng lương hưu trước tuổi

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

    Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

    1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

    đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

    3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:

    a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

    b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

    c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

    Mặt khác, căn cứ tại Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định:

    Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

    1.2.2. Đối với hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng: Hồ sơ theo quy định tại Điều 108, Điều 113, khoản 1 Điều 116, khoản 1 và 8 Điều 123 Luật BHXH; khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; Điều 25 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP, gồm:

    a) Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị

    a1) Sổ BHXH.

    a2) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ hoặc Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

    a3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    a4) Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực).

    Theo đó khi thực hiện thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động cần chuẩn bị sổ BHXH, quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí và biên bản giám định suy giảm khả năng lao động.

     
    930 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohao2912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593444   31/10/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 3288
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động ntn?

    Cám ơn thông tin chia sẻ của bạn.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ Luật lao động 2019  thì trường hợp muốn được nghỉ hưu sớm thì phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đối với người lao động nữ đủ 50 tuổi từ năm 2020; hoặc phải suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đối với lao động nữ đủ 45 tuổi.

    Khi đáp ứng về điều kiện tuổi, thời gian đóng BHXH và % mức suy giảm khả năng lao động thì người lao động nộp hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền để được xác định là nghỉ hưu sớm.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #594465   28/11/2022

    Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động ntn?

    Căn cứ khoản 1, Điều 55, Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi bởi Điều 219, Bộ luật lao động 2019) thì NLĐ bị suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1, Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội
    - Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ bị suy giảm khả năng lao động được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội , sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
    - Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. 
    Ngoài ra NLĐ nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động còn được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định. Các quyền lợi về thăm khám, chữa và điều trị bệnh BHYT được đảm bảo như đối với trường hợp về hưu đúng độ tuổi.
    Quy định pháp luật về chế độ nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động hiện nay bảo vệ lợi ích tối đa cho người lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp về hưu sớm sẽ bị giảm tỉ lệ hưởng lương hưu. Người lao động khi quyết định nghỉ sớm cần cân nhắc để lựa chọn phương án nghỉ hưu có lợi nhất cho mình.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)
  • #596808   01/01/2023

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động ntn?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Như vậy, nếu hiện tại người lao động đã đóng đủ 20 năm đóng BHXH và đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định nêu trên sẽ được hưởng chế độ lương hưu. Thủ tục nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động là người lao động cần chuẩn bị hồ sơ giám định lần đầu và chờ kết quả theo quy định của luật.

     
    Báo quản trị |