Thủ tục ly hôn vắng mặt

Chủ đề   RSS   
  • #557888 15/09/2020

    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Thủ tục ly hôn vắng mặt

    Tại khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

    Trong trường hợp này, người vợ bỏ nhà đi đã lâu và nếu không thỏa thuận được về việc ly hôn thì người chồng có thể làm thủ tục đơn phương xin ly hôn.

    Hồ sơ xin ly hôn khi người vợ bỏ đi, nộp tại Tòa án bao gồm:

    + Đơn xin ly hôn

    + Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

    + Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/tạm trú của nguyên đơn và bị đơn

    + Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

    + Các giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp)

    + Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

    - Trường hợp vợ đã mang con bỏ đi nhưng chồng vẫn biết nơi cư trú hiện tại của vợ  thì  cần nộp đơn xin ly hôn đến tòa án nơi vợ  đang cư trú. Tòa án sẽ có trách nhiệm triệu tập bị đơn đến tham gia phiên tòa. Sau 2 lần triệu tập mà vợ vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa sẽ xử ly hôn vắng mặt.­

     
    1290 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561221   28/10/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Trường hợp này Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định cụ thể:

     

    Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

     

    “1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

     

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

     

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:

     

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét vắng mặt họ;

     

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

     

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

     

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

     

    Tại điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

     

    “Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

     

    1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

     

    2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

     

    3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

    Căn cứ vào quy định trên, trường hợp chồng bạn vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì tòa sẽ hoãn phiên xét xử. Nếu tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa sẽ tuyên bố xét xử vắng mặt.

     
    Báo quản trị |  
  • #579841   28/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Ly hôn vắng mặt và thủ tục liên quan đến ly hôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, bởi lẽ xã hội ngày càng phát triển thì tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng. Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân vợ, chồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển của con. Do vậy, trước khi ly hôn các cặp vợ chồng nên suy nghĩ và cân nhắc cụ thể. 

     
    Báo quản trị |