Đồng ý với bạn là thuận tình ly hôn là việc dân sự chứ không phải vụ án dân sự. Nhưng điều kiện thế nào để thuận tình ly hôn được coi là một việc dân sự mới là vấn đề quan trọng.
Để Tòa án thụ lý việc dân sự thuận tình ly hôn thì điều kiện bắt bộc phải là cả hai vợ chồng cùng ký vào đơn thuận tình ly hôn. Nội dung đơn cả hai phải thỏa thuận được việc giải quyết cả 3 mối quan hệ về hôn nhân gia đình là quan hệ tình cảm, quan hệ con cái, quan hệ tài sản và họ chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó.
Còn khi chỉ một người làm đơn, thì đó phải là vụ án dân sự, cho dù trong đơn có nêu rằng các quan hệ trên họ đều thỏa thuận được cả. Vì khi nhận đơn, Tòa án chỉ mới biết được ý kiến của một bên, còn phía bên kia Tòa án chưa thể biết được họ có đồng ý hay không. Và muốn biết được phía bên kia có thỏa thuận như người đưa đơn nêu hay không, Tòa án phải thụ lý trước đã. Vì sau khi thụ lý thì Tòa án mới có quyền gọi bên kia đến thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết. Do đó Tòa án phải thụ lý vụ án chứ không phải là việc dân sự.
Và trong quá trình giải quyết vụ án này, nếu cả hai bên thỏa thuận được cả 3 mối quan hệ thì Tòa án chỉ việc lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận đó. Hết 7 ngày không ai thay đổi ý kiến thì ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, vụ án được kết thúc ngay sau khi ban hành quyết định.
Bạn có biết chúng tôi giải quyết những vụ án như thế này chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày thụ lý đến ngày ra quyết định không.
Còn nếu cả hai cùng làm đơn thì Tòa án buộc phải thụ lý việc dân sự. Sau đó phải ra thông báo thụ lý, ban hành quyết định mở phiên họp rồi chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Sau khi VKS chuyển trả hồ sơ mới mở phiên họp. Phiên họp phải có sự tham dự của Kiểm sát viên. Nếu tại phiên họp mà Kiểm sát viên có ý kiến không chấp nhận yêu cầu thuận tình ly hôn do không đủ căn cứ cho ly hôm quy định tại điều 89 Luật HN&GĐ thì tính sao. Mặt khác nếu chấp nhận ra quyết định thuận tình ly hôn thì quyết định này cũng chưa có hiệu lực pháp luật vì đương sự vẫn còn quyền kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn còn quyền kháng nghị.
Vì vậy mà tôi mới nói nếu biết được vợ chồng sẽ thỏa thuận được cả 3 quan hệ thì giải quyết theo thủ vụ án dân sự sẽ nhanh hơn, đỡ phức tạp hơn theo thủ tục việc dân sự là ở chỗ đó. Và một thực tế hiện nay là các Tòa án địa phương hầu như không thụ lý việc dân sự thuận tình ly hôn để giải quyết. Khi gặp trường hợp này Tòa án đều hướng dẫn cho đương sự làm đơn khởi kiện thay cho đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để giải quyết bằng vụ án dân sự. Một mặt cũng còn vì thủ tục giải quyết việc dân sự công nhạn thuận tình ly hôn không được quy định trong BLTTDS, không có các văn bản khác hướng dẫn như là các thủ tục giải quyết việc dân sự khác như yêu cầu tuyên bố mất tích, yêu cầu tuyên bố chết...
Chính vì chủ topic hỏi cách nhanh nhất để ly hôn nên tôi mới khẳng định làm đơn xin ly hôn sẽ nhanh hơn là đơn thuận tình ly hôn.
P/S: giả sử như khong phải là trường hợp topic này mà là những trường hợp khác, thì việc bạn khẳng định
"về mặt lý luân thì giải quyết việc dân sự bao giờ cũng nhanh hơn giải quyết vụ án" cũng không chính xác cơ mà. Cái thời hạn từ khi thụ lý đến lúc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đâu có phải là từ 4-6 tháng như bạn nói. Đó chỉ là thời hạn tối đa mà trong thời hạn đó Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 BLTTDS, chứ luật đâu có quy định thời hạn tối thiểu phải là bao lâu thì mới được ra các quyết định đó. Nếu vụ án được thụ lý hôm nay, ngày mai các đương sự đã đến Tòa để viết bản tự khai, tham gia hòa giải. Thấy chứng cứ đã được thu thập đầy đủ, không cần phải bổ sung thêm gì thì ngày kia Tòa đã có quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử để sau đó 1 ngày là mở phiên tòa xét xử được rồi.
Và cuối cùng thì chính bạn mới là người đưa vấn đề đi xa. Chủ topic hỏi làm cách nào nhanh nhất thì chỉ cần hướng dẫn cho họ cách nhanh nhất là được rồi. Còn mọi thủ tục phía sau làm thế nào thì đã có Tòa án chư tranh luận vơi nhau làm gì cho mệt.
@
#0072bc;">boy_nguyen1999: để tòa không gửi giấy triệu tập về nơi bạn thường trú, bạn ghi luôn số điện thoại vào trong đơn và khi nộp đơn, bạn đề nghị Tòa án triệu tập bạn theo só điện thoại của bạn.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!